Trong những năm qua, nhiều hộ dân ở xã Vạn Phúc, Thanh Trì đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con với giá trị kinh tế cao. Trong đó, điển hình là trang trại khép kín vườn – ao – chuồng (VAC) của anh Nguyễn Văn Thắng với doanh thu mỗi năm trên 1 tỷ đồng.
Đầu những năm 2000, khi địa phương có chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung, anh Thắng đã bàn với bố mẹ đầu tư làm trang trại. Từ diện tích ruộng đồng trũng, hiệu quả canh tác kém, anh đã chủ động thuê thêm đất của các hộ xung quanh cải tạo thành trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
Anh Thắng chia sẻ: "Khi mới bắt tay vào làm, cả khu vực này vốn là ruộng trũng mấp mô, cỏ dại mọc um tùm, cộng với giao thông đi lại khó khăn nên tôi mất nửa năm để cải tạo. Thêm vào đó, thời gian đầu do thiếu kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh nên nhiều phen đàn lợn chết gần hết, đúng lúc mưa lũ dâng cao ngập trắng ao, nhiều tấn cá trôi sạch. Tôi đã phải cầm cố cả giấy tờ nhà để có vốn tái đầu tư trang trại".
Sau hơn 10 năm phát triển, hiện trang trại của anh có quy mô rộng gần 3ha, được quy hoạch khá khoa học và quy củ. Trong đó, anh cải tạo hơn 3 mẫu làm ao nuôi thả cá. Phần bờ ao được anh tận dụng trồng nhãn, bưởi, táo, ổi và xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Nước thải từ chăn nuôi lợn được anh xử lý bằng hầm biogas lấy năng lượng phục vụ sinh hoạt và một phần ủ làm phân bón cho cây trồng.
Trang trại chăn nuôi lợn được anh chia làm 2 khu riêng biệt dành cho lợn nái, lợn con và khu nuôi lợn thịt. Để chủ động con giống, anh luôn duy trì trong chuồng hơn 10 nái và trên 100 con lợn thịt. Nguồn thu từ việc bán lợn thịt mỗi năm cho anh thu về gần 200 triệu đồng. Với diện tích hơn 3 mẫu ao nuôi thả cá, mỗi năm anh xuất bán được khoảng 20 tấn cá các loại, với giá bán dao động từ 25.000 – 55.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi ròng trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, diện tích cây ăn quả cũng đem về cho anh nguồn thu lớn. Với trên 400 gốc bưởi Diễn, vụ mùa năm 2017 cho thu hoạch 4.000 quả bưởi; gần 100 gốc nhãn cũng đem về cho anh trên 100 triệu đồng… Tổng doanh thu hàng năm của trang trại là trên 1 tỷ đồng, trừ hết chi phí anh thu về 600 triệu đồng/năm.
Mô hình VAC của anh Thắng được địa phương đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của địa phương. Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc Chử Văn Hải nhận xét: “Anh Thắng không chỉ là người giỏi làm kinh tế VAC mà còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm để bà con ở địa phương cùng nhau vươn lên làm giàu”.
Anh Nguyễn Văn Thắng, xóm 1, Vạn Phúc, Thanh Trì đang làm việc tại trang trại của gia đình.
Đầu những năm 2000, khi địa phương có chủ trương chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang xây dựng trang trại chăn nuôi tập trung, anh Thắng đã bàn với bố mẹ đầu tư làm trang trại. Từ diện tích ruộng đồng trũng, hiệu quả canh tác kém, anh đã chủ động thuê thêm đất của các hộ xung quanh cải tạo thành trang trại chăn nuôi kết hợp trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản.
Anh Thắng chia sẻ: "Khi mới bắt tay vào làm, cả khu vực này vốn là ruộng trũng mấp mô, cỏ dại mọc um tùm, cộng với giao thông đi lại khó khăn nên tôi mất nửa năm để cải tạo. Thêm vào đó, thời gian đầu do thiếu kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh nên nhiều phen đàn lợn chết gần hết, đúng lúc mưa lũ dâng cao ngập trắng ao, nhiều tấn cá trôi sạch. Tôi đã phải cầm cố cả giấy tờ nhà để có vốn tái đầu tư trang trại".
Sau hơn 10 năm phát triển, hiện trang trại của anh có quy mô rộng gần 3ha, được quy hoạch khá khoa học và quy củ. Trong đó, anh cải tạo hơn 3 mẫu làm ao nuôi thả cá. Phần bờ ao được anh tận dụng trồng nhãn, bưởi, táo, ổi và xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Nước thải từ chăn nuôi lợn được anh xử lý bằng hầm biogas lấy năng lượng phục vụ sinh hoạt và một phần ủ làm phân bón cho cây trồng.
Trang trại chăn nuôi lợn được anh chia làm 2 khu riêng biệt dành cho lợn nái, lợn con và khu nuôi lợn thịt. Để chủ động con giống, anh luôn duy trì trong chuồng hơn 10 nái và trên 100 con lợn thịt. Nguồn thu từ việc bán lợn thịt mỗi năm cho anh thu về gần 200 triệu đồng. Với diện tích hơn 3 mẫu ao nuôi thả cá, mỗi năm anh xuất bán được khoảng 20 tấn cá các loại, với giá bán dao động từ 25.000 – 55.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi ròng trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, diện tích cây ăn quả cũng đem về cho anh nguồn thu lớn. Với trên 400 gốc bưởi Diễn, vụ mùa năm 2017 cho thu hoạch 4.000 quả bưởi; gần 100 gốc nhãn cũng đem về cho anh trên 100 triệu đồng… Tổng doanh thu hàng năm của trang trại là trên 1 tỷ đồng, trừ hết chi phí anh thu về 600 triệu đồng/năm.
Mô hình VAC của anh Thắng được địa phương đánh giá là một trong những mô hình làm ăn hiệu quả, điển hình của địa phương. Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phúc Chử Văn Hải nhận xét: “Anh Thắng không chỉ là người giỏi làm kinh tế VAC mà còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm để bà con ở địa phương cùng nhau vươn lên làm giàu”.
NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)