1. Việc đưa tạp chất vào tôm được thực hiện như thế nào?
Các chất được đối tượng sử dụng để bơm chích vào tôm thường là Agar (rau câu), Adao (gelatin), tinh bột, CMC, … hoặc có thể là hỗn hợp các chất trên.
Các hợp chất trên được pha với nước thành các dung dịch sệt để bơm chích vào tôm. Cũng có trường hợp, đối tượng sử dụng tôm nhỏ, giá trị thấp xay nhuyễn để bơm vào tôm giá trị cao.
Việc bơm chích tạp chất vào tôm có thể được thực hiện thủ công qua bơm kim tiêm hoặc hệ thống vòi áp lực. Trước đây, chủ yếu đưa tạp chất vào tôm sú cỡ lớn, tuy nhiên hiện nay các đối tượng bơm chích cả tôm thẻ, tôm càng xanh,...
2. Tác hại của tôm tạp chất.
- Thiệt hại về kinh tế do gian lận thương mại.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào các phương thức cũng như loại tạp chất được đưa vào tôm. Nếu tạp chất đưa vào tôm là các hóa chất không có tên trong danh mục các phụ gia, chất hỗ trợ chế biến theo quy định hoặc không được sản xuất chuyên dụng để dùng trong thực phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
- Phương thức đưa tạp chất vào tôm được thực hiện bằng các dụng cụ, phương tiện mất vệ sinh, do đó các sản phẩm tôm có tạp chất sẽ không đáp ứng các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bơm tạp chất vào tôm trên nền nhà mất vệ sinh
3. Nhận biết tôm có tạp chất
Bằng cảm quan, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết tôm đã được bơm tạp chất như sau:
Tạp chất được đối tượng bơm vào cả phần đầu, thân và đuôi nên người tiêu dùng sẽ tập trung vào các vị trí này để xác định tôm có tạp chất hay không.
a) Quan sát bên ngoài:
- Phân đầu tôm: Tôm đã bị bơm tạp chất thường có phần đầu bị phù, thậm chí nhô hẳn lên so với than. Nắp mang phồng, ngậm nước.
Tôm có tạp chất: nhô đầu, nắp mang phồng
- Phần thân tôm: Tôm có tạp chất có phần vỏ bụng đốt 1 hoặc đốt 3 (tính từ đầu xuống đuôi) bị trương phồng, ngậm nước, sờ tay vào thấy nổi vẩy.
Đốt thứ 3 bị giãn, than tôm bị căng, thậm chí căng tròn mất tự nhiên.
- Phần đuôi: Dấu hiệu tôm bị bơm tạp chất tại phần đuôi tương đối dễ nhận biết. đó là gai đuôi vểnh, cánh đuôi xòe.
|
b) Quan sát khi bóc tôm
- Bóc vỏ đầu ức: Cầm đầu tôm dốc đầu về xuống dưới, dùng tay bóc vỏ đầu ức tôm để lộ ra phần thịt đầu. Dùng mũi dao nhọn lật và gạt khối gạch (gan tụy) lên làm lộ xoang đầu ức có đọng chất dịch bất thường hay không.
|
|
|
- Bóc vỏ thân tôm: Sau khi bóc vỏ thân tôm, cần chú ý quan sát vẻ bề ngoài của thân tôm, đặc biệt các đốt thịt thứ 3, 4 và 6 xem có biểu hiện của sự phù nề các đốt cơ hay không. Ở những thân tôm bị tạp chất, có thể thấy rõ các đốt cơ bị phù nề không tự nhiên. Đối với tôm bị bơm nhiều tạp chất, dùng kim châm vào vị trí bụng hay lưng đốt cơ bị phù nề và lấy tay nặn có thể thấy tạp chất đùn ra.
4. Chế tài xử phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm về tạp chất
Xử phạt hành chính liên quan đến tạp chất được quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ; một số xử lý cụ thể tại Nghị định này như sau:
Theo đó, khoản 5 Điều 11 ghi: “Phạt tiền đối với hành vi đưa tạp chất vào thủy sản; sản xuất, kinh doanh, sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào hoặc có chất bảo quản cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng theo một trong các mức sau đây:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trực tiếp đưa tạp chất vào thủy sản hoặc sử dụng thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến thực phẩm;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức đưa tạp chất vào thủy sản; sơ chế, chế biến thủy sản có chứa tạp chất do được đưa vào hoặc thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, bảo quản thủy sản có tạp chất do được đưa vào để sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, trừ vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thủy sản có chất bảo quản là chất, hóa chất cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Các hình thức xử phạt bổ sung như: tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 04 tháng đến 06 tháng; Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng; Tịch thu tang vật. Đồng thời buộc cá nhân, cơ sở vi phạm khắc phục hậu quả bằng cách buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy lô hàng thủy sản không đảm bảo an toàn thực phẩm đối với vi phạm quy định.
NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)