Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống cân bằng cho con người và các loài động, thực vật khác. Với chức năng, nhiệm vụ được giao; Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội; đang nỗ lực từng ngày để thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã. Để nơi đây thực sự là “địa chỉ đỏ cho các loài động vật hoang dã”.
Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã (ĐVHD) Hà Nội là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn Hà Nội. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ là “cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản, tổ chức nghiên cứu khoa học, phục vụ tham quan, học tập; quan hệ trong nước và quốc tế trong việc nghiên cứu, bảo tồn, trao đổi, cung cấp động vật hoang dã các thế hệ sau F2”.
Ngay từ đầu năm 2019, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác; trong đó phân công cụ thể các phòng chuyên môn, các cá nhân có liên quan chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, cũng như chuồng trại hiện có; đồng thời phát huy tối đa những thuận lợi và khắc phục những khó khăn để thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã.
Trong 3 tháng đầu năm 2019; Trung tâm đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận cứu hộ, chăm sóc, nuôi dưỡng, nhân nuôi sinh sản các loài ĐVHD. Cụ thể: Tổ chức tiếp nhận 16 vụ với 27 cá thể động vật hoang dã do các cơ quan chức năng bắt giữ, tịch thu trong quá trình buôn bán, vận chuyển trái phép và do người dân hiến tặng. Tổ chức phòng bệnh theo Kế hoạch 05 đợt cho 715 lượt cá thể; Tổ chức điều trị 21 đợt cho 36 lượt cá thể và tổ chức nhân nuôi sinh sản được 07 cá thể Chim Công.
Phối hợp với Vườn quốc gia Bái Tử Long (tỉnh Quảng Ninh) tái thả ĐVHD sau cứu hộ về môi trường tự nhiên 01 đợt với 36 cá thể và 1,2kg Rắn (Trong đó: 15 cá thể Rắn hổ mang chúa; 01 cá thể Mèo rừng; 05 cá thể Khỉ đuôi lợn; 06 cá thể Khỉ vàng; 03 cá thể Khỉ mặt đỏ; 02 cá thể Khỉ mốc; 02 cá thể Diều hoa Miến Điện; 01 cá thể chim Yểng; 01 cá thể Cầy vòi mốc và 1,2kg Rắn hổ mang).
Trung tâm đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng các loài động vật hoang dã hiện có với tổng số lượng là 248 cá thể và 9,5kg Rắn các loại (tính đến ngày 31/3/2019). Trong đó có nhiều loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao được quy định tại Phụ lục I của Nghị định số 160/2013/NĐ-CP và Nhóm IB, IIB của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
Ngày 20/02/2019, Trung tâm đã tiến hành thả các cá thể Hổ tại khu chuồng nuôi bán hoang dã có diện tích 616m2. Được thiết kế phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn về phúc lợi động vật như: Cây xanh, bể bơi, võng đu, cầu trượt…với những điều kiện chuồng trại, phúc lợi đồng bộ; tạo môi trường sống tốt nhất cho các cá thể Hổ để chúng có thể làm quen với môi trường tự nhiên, dần phục hồi tập tính sinh học vốn có của chúng. Tạo ra hướng mới trong công tác cứu hộ, bảo tồn loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng cao.
(Hình ảnh: Các cá thể Hổ trong chuồng bán hoang dã)
Ngoài ra, Trung tâm còn tăng cường công tác hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế trong lĩnh vực cứu hộ động vật hoang dã để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và tăng cường làm giàu phúc lợi cho các loài động vật hoang dã đang cứu hộ, bảo tồn tại Trung tâm. Để từ đó góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác cứu hộ các loài động vật hoang dã.
Với chức năng, nhiệm vụ được giao là cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản động vật hoang dã… Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục phát huy những thuận lợi, khắc phục mọi khó khăn, củng cố cơ sở vật chất, thực hiện tốt công tác cứu hộ, bảo tồn, nhân nuôi sinh sản các loài động vật hoang dã. Góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Để xứng đáng là “địa chỉ đỏ cho các loài động vật hoang dã”.
NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)