Theo thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tính từ năm 2017 đến ngày 31/01/2019, đã có 20 Quốc gia báo cáo có bệnh Dịch tả lợn Châu phi (bệnh DTLCP) và các nước đã phải tiêu hủy trên 1,08 triệu con; tại Trung Quốc, từ ngày 03/8/2018 đến 16/3/2019, đã xảy ra113 ổ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại 28 tỉnh, buộc phải tiêu hủy trên 1,1 triệu con lợn Tại Việt Nam, tính đến ngày 19/3/2019, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 310 xã, 62 huyện của 20 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bệnh và tiêu huỷ là 37.868 con. Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao.
Lợn bị nhiễm Dịch tả lợn châu Phi có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán Dịch tả lợn châu Phi khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng; cần lấy mẫu mẫu gửi về phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút Dịch tả lợn châu Phi.
Bệnh xảy ra ở 3 thể khác nhau: Thời gian ủ bệnh: 4-19 ngày; thể cấp tính lợn có thể chết sau 3-4 ngày tiếp xúc virus.
Thể quá cấp tính: Thể này ít gặp và nếu gặp thì chủ yếu ở những vùng, những nước bệnh xuất hiện lần đầu tiên nhiễm virus độc lực cao . Lợn đột ngột sốt cao rất cao 41- 42 °C, kéo dài 2 -3 ngày, tối đa 4 ngày rồi chết.
Thể cấp tính: Lợn nhiễm bệnh với các biểu hiện lâm sàng
- Sốt rất cao (41-42 °C);
- Ủ rủ, bỏ ăn, tím tái sau 24-48h, giảm bạch cầu và tiểu cầu sau 48-72h.
- Đỏ các vùng da mỏng: tai, bẹn, vùng đuôi, mông, ngực, bụng, mắt.
- Tăng nhịp tim, hô hấp khó thở
- Nôn, tiêu chảy có thể phân có lẫn máu và tăng tiết dịch mắt, ghèn mắt.
Có thể đi qua nhau thai và gây sẩy thai trên lợn nái mang thai các giai đoạn
Tỷ lệ chết lên tới 100% với những đàn cấp tính trong 6-13 ngày và có thể kéo dài 20 ngày.
- Những lợn không chết sẽ mang và bài thải virus ra môi trường.
Thể mạn tính: Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện yếu hơn và tình trạng bệnh mãn tính bao gồm sụt cân, sốt dai dẳng, các dấu hiệu hô hấp, viêm loét da và viêm khớp mãn tính. Tỷ lệ chết 30- 70%, Những lợn không chết sẽ mang và bài thải virus ra môi trường.
Để phòng ngừa có hiệu quả bệnh Dịch tả lợn Châu phi, cần thực hiện tốt quy trình an toàn sinh học trong chăn nuôi, trong đó chú trọng các biện pháp sau:
1. Vị trí, địa điểm: Vị trí xây dựng trang trại phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, hoặc được các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Yêu cầu về chuồng trại: Trại chăn nuôi phải có tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm kiểm soát được người và động vật ra vào trại. Trại chăn nuôi phải bố trí riêng biệt các khu: khu chăn nuôi; khu vệ sinh, sát trùng thiết bị chăn nuôi; khu tắm rửa, khử trùng, thay quần áo cho công nhân ….
3. Cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chuồng nuôi và tại lối ra vào mỗi dãy chuồng nuôi phải bố trí hố khử trùng. Chuồng nuôi lợn phải bố trí hợp lý theo các kiểu chuồng về vị trí, hướng, kích thước, khoảng cách; nền chuồng phải đảm bảo không trơn trượt và phải có rãnh thoát nước đối với chuồng sàn… Đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến khu xử lý chất thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước và không trùng với đường thoát nước khác. Các kho thức ăn, kho thuốc thú y, kho hoá chất và thuốc sát trùng, kho thiết bị, ... phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, không ẩm thấp và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng.
4. Yêu cầu về con giống : Lợn giống mua về nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, khoẻ mạnh, mua từ cơ sở có uy tín và được kiểm soát bới cơ quan thú y. Trước khi nhập đàn, lợn phải được nuôi cách ly.
5. Thức ăn, nước uống: Thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của các loại lợn. Không sử dụng thức ăn thừa của đàn lợn đã xuất chuồng, thức ăn của đàn lợn đã bị dịch cho đàn lợn mới. Nước dùng cho lợn uống phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, trong trường hợp phải trộn thuốc, hoá chất vào thức ăn, nước uống nhằm mục đích phòng bệnh hoặc trị bệnh phải tuân thủ thời gian ngừng thuốc, ngừng hoá chất theo hướng dẫn của nhà sản xuất; không được sử dụng kháng sinh, hoá chất trong danh mục cấm theo quy định hiện hành.
6. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Các trại chăn nuôi phải có quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp các loại lợn theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Mật độ nuôi, cung cấp thức ăn nước uống, vệ sinh thú y phải phù hợp.
7. Chất sát trùng tại các hố sát trùng ở cổng ra vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi và chuồng nuôi phải bổ sung hoặc thay hàng ngày. Tất cả các phương tiện vận chuyển khi vào trại chăn nuôi, khu chăn nuôi phải đi qua hố khử trùng và phải được phun thuốc sát trùng. Mọi người trước khi vào khu chăn nuôi phải thay quần áo, giầy dép và mặc quần áo bảo hộ của trại; trước khi vào các chuồng nuôi phải nhúng ủng hoặc giầy dép vào hố khử trùng. Định kỳ phun thuốc sát trùng xung quanh khu chăn nuôi, các chuồng nuôi; lối đi trong khu chăn nuôi và các dãy chuồng nuôi ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh, và ít nhất 1 lần/ngày khi có dịch bệnh. Định kỳ phát quang bụi rậm, khơi thông và vệ sinh cống rãnh trong khu chăn nuôi ít nhất 1 lần/tháng. Không vận chuyển lợn, thức ăn, chất thải hay vật dụng khác chung một phương tiện; phải thực hiện sát trùng phương tiện vận chuyển trước và sau khi vận chuyển…
8. Có biện pháp để kiểm soát côn trùng, loài gặm nhấm và động vật khác (nếu có) trong khu chăn nuôi. Khi sử dụng bẫy, bả phải có biển thông báo và ghi sơ đồ chi tiết vị trí đặt bẫy, bả và thường xuyên kiểm tra thu gom để xử lý.
9. Tuân thủ nghiêm quy trình về tiêm phòng vacxin cho đàn lợn theo quy định.NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)