Hiện nay trong cơ cấu đàn cá nuôi, cá chép là loài chiếm tỷ lệ rất cao trong quần đàn cá nuôi tại các vùng nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chính vì vậy việc hiểu biết về một số bệnh nguy hiểm trên loài cá chép là hết sức quan trọng đối với bà con nuôi trồng thủy sản. Một trong những loại bệnh nguy hiểm gây ra trên cá chép nuôi là bệnh vi rút mùa xuân, đây là bệnh lây lan nhanh, cá nhiễm bệnh có tỷ lệ chết cao và chưa pháp đồ điều trị. Để hạn chế thiệt hại do bệnh vi rút mùa xuân gây ra, người nuôi trồng thủy sản cần nắm được tác nhân gây bệnh, triệu trứng bệnh, mùa vụ xuất hiện bệnh và cách phòng trị như sau:
* Tác nhân gây bệnh:
Do vi rút Rhabdovirus gây bệnh trên nhiều loại cá trong họ cá chép: cá chép, cá chép cảnh, trắm cỏ, cá mè trắng,…
* Phân bố và lan truyền:
Bệnh lây lan nhanh, bệnh chủ yếu ở môi trường có nhiệt độ thấp (mùa đông xuân, mùa xuân miền bắc). Cá mắc bệnh tỷ lệ chết lên đến 80-90%.
* Triệu chứng:
- Mang có vết lốm đốm màu đỏ và màu trắng.
- Mang chảy máu, mắt trũng, da có đám bạc màu hoặc phồng rộp. Mổ nội tạng thấy một bên bóng hơi teo.
- Cá chết tỷ lệ cao, cá bắt đầu chết sau 24 - 48h nhiễm bệnh.
* Phòng và điều trị:
- Quản lý tốt môi trường nước ao nuôi đảm bảo các yếu tố môi trường cho cá phát triển, khử trùng nguồn nước định kỳ bằng vôi bột hoặc một số loại hóa chất như: BKC, TCCA, IODINE,… theo hướng dẫn của nhà sản xuất để diệt trừ mầm bệnh có trong ao nuôi.
- Chăm sóc cho cá ăn đầy đủ khẩu phần, kết hợp cho cá ăn thuốc bổ vào mùa hay dịch bệnh để tăng sức đề kháng cho đàn cá nuôi.
- Thường xuyên quan sát ao nuôi, biểu hiện của cá, nếu có biểu hiện bệnh để áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.
NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)