MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH KHV (KOI HERPES VI RUS) TRÊN CÁ CHÉP NUÔI VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH

Trong những năm qua đối với cá Chép nuôi ở Việt Nam đã xuất hiện bệnh KHV, bệnh gây ra do một loại virus có tên là Herpesvirus. Herpesvirus được phân loại thuộc dạng virus có nhân là chuỗi xoẵn kép ADN thuộc họ virus Herpesviridae. Virus chỉ gây bệnh cho cá Chép, cá Chép cảnh mà không gây bệnh trên cá Trắm cỏ. Là một bệnh cực kỳ nguy hiểm, không có thuốc đặc trị, khi bệnh xảy ra tỷ lệ chết cao 80-100%, trong vòng 24-48 giờ do virus tấn công chủ yếu mang nên các bệnh tích trên mang thể hiện rõ các đốm hoại tử và chết nhanh.

  

  

Cá Chép bị bệnh thường ở nhiệt độ nước từ 18-290C, chủ yếu là mùa thu đông và đông xuân của miền bắc. Với biểu hiện mang nhợt nhạt, cá thường biểu hiện nổi đầu trên bề mặt do thiếu khí. Ngoài ra virus gây viêm thận và làm tăng tiết dịch nhầy (mucous) trên bề mặt cơ thể nên sờ vào cá bệnh cảm giác thấy nhiều nhớt. Do gây viêm, hoại tử và tăng tiết dịch nhầy nên rất dễ bội nhiễm nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Bệnh thường xảy ra ở cá Chép giống hơn cá trưởng thành.

Để phòng, chống bệnh KHV thì người nuôi cần áp dụng một số biện pháp như sau:

- Phòng bệnh:

+ Phòng bệnh thông qua quản lý tốt môi trường nước ao nuôi, xử lý môi trường định kỳ 20-30 ngày/lần bằng vôi bột với lượng 2-3kg/100m3 nước ao hoặc một số loại hóa chất như: TCCA, BKC, IODINE,… theo hướng dẫn của nhà sản xuất để diệt trừ mầm bệnh trong ao và làm sạch môi trường nước ao nuôi. Đồng thời bón các chế phẩm vi sinh để làm sạch nước ao nuôi và cạnh tranh môi trường sống của các loại vi sinh gây bệnh.

+ Bổ sung Vitamin C, thuốc bổ vào thức ăn giúp cá tăng trưởng tốt và tăng sức đề kháng

+ Lưu ý khi nhập giống mới cần nuôi cách ly tối thiểu 2 tuần mới cho nhập đàn.

- Trị bệnh: Đối với bệnh này khi xảy ra bệnh chưa có thuốc xử lý mà chủ yếu là quản lý môi trường tốt tránh gây stress làm tăng tỷ lệ chết và bổ sung Vitamin C, thuốc bổ vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng tự nhiên. Để hạn chế lây lan bệnh người nuôi cần xử lý nước bằng các loại hóa chất như: TCCA, BKC,… trước khi thải ra môi trường, cá chết cần đào hố bón vôi và chôn lấp không xả thải bừa bãi.

Vũ Văn Trung – Chi cục Thủy sản Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11229
Tổng lượng truy cập: 22162636