Huyện Phú Xuyên chủ động phòng,chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm năm 2018

Huyện Phú Xuyên là huyện nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Do có nhiều tuyến giao thông chạy qua địa bàn huyện nên lưu lượng vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua địa bàn huyện diễn ra đa dạng, phức tạp.

Huyện có địa giới hành chính rộng, tỷ trọng chăn nuôi chiếm khoảng 50% trong sản xuất nông nghiệp, có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn: Theo thống kê tháng 5/2018: đàn trâu bò: 4.915 con; đàn lợn: 65.368 con; đàn gia cầm: 1.725.917 con; đàn chó: 12.291 con. Trên địa bàn huyện tập trung nhiều cơ sở kinh doanh, ấp trứng gia cầm và cơ sở giết mổ trâu bò trên địa bàn xã Tri Thủy, Quang Lãng, các cơ sở giết mổ giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện chủ yếu là nhỏ lẻ trong khu dân cư.

                  

                                           Nhân viên kỹ thuật chăn nuôi thú y xã Phượng Dực tiêm phòng vắc xin

                                               cúm gia cầm cho đàn thủy cầm trên địa bàn xã

Với những đặc điểm trên để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, hạn chế thấp nhất các ổ dịch phát sinh, ngăn ngừa lây lan ra diện rộng, cung cấp các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Từ đầu năm đến nay Trạm thú y Phú Xuyên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và toàn diện, tạo điều kiện để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững.

Theo đó, Trạm Thú y huyện đã tham mưu kịp thời cho Huyện ủy, UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác thú y. Chủ động ban hành các văn bản để hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác thú y, đặc biệt là các đợt tiêm phòng và vệ sinh tiêu độc môi trường, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y… Thực hiện chế độ báo cáo hàng ngày, báo cáo bằng văn bản hàng tuần, hàng tháng, hàng quý theo quy định, công tác giám sát dịch bệnh được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Trong 10 tháng đầu năm 2018 Trạm đã chủ động triển khai tiêm phòng 71.385 liều vắc xin cho đàn gia súc; 2.815.060 liều vắc xin cho đàn gia cầm sinh sản; 12.313 liều vắc xin dại cho đàn chó, mèo. Tổ chức 05 đợt phun tiêu độc khử trùng môi trường và chuồng trại chăn nuôi gia súc cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn với tổng số thuốc sát trùng là: 8.550 (Lít + Kg); Vôi bột : 92.200 Kg; chủ động phối hợp với Công an, Phòng Kinh tế và Đội Quản lý thị trường huyện kiểm tra chặt chẽ việc xuất nhập gia súc, gia cầm, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia súc, gia cầm trên địa bàn. Làm tốt công tác phối hợp tổ chức phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm và tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi; Trạm Thú y đã tổ chức kiểm tra, ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi kết quả: cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi: 48 hộ; cơ sở giết mổ: 121 hộ; cơ sở buôn bán thuốc thú y: 30 hộ; Ký cam kết thực hiện các quy định trong kinh doanh, buôn bán, ấp nở gia cầm với tổng số 130 hộ; Ký cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và thực hiện các quy định theo Thông tư 51/204/TT-BNNPTNT đối với các hộ sản xuất ban đầu nhỏ lẻ là các hộ chăn nuôi được: 3.180 hộ; chú trọng hướng dẫn các hộ chăn nuôi xây dựng chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, nhập con giống nuôi phải chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng; thực hiện tốt các chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng cho đàn vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển…

Hiện nay bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp tại 13 tỉnh của Trung Quốc (tại Simao, thành phố Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam cách biên giới các tỉnh Tây Bắc của Việt Nam khoảng 150km) nên nguy cơ bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam là rất cao. Để chủ động phòng bệnh Trạm đã tham mưu với UBND huyện ban hành kế hoạch hành động ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp đối với khả năng bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào địa bàn huyện, đồng thời phát động đợt tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường tại nơi có nguy cơ tiềm ẩn mầm bệnh cao trên địa bàn toàn huyện. Duy trì đường dây nóng để tiếp nhận, nắm bắt tình hình dịch bệnh kịp thời; hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh chuồng trại, khử trùng bằng vôi bột hoặc hóa chất, vệ sinh tiêu độc khử trùng người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật, vệ sinh phòng dịch.

Từ nay đến cuối năm, Trạm sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; phân công, đôn đốc cán bộ chuyên môn và thú y cơ sở trực tiếp phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm vụ thu đông và vệ sinh phun tiêu độc, khử trùng môi trường đúng thời gian, đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn; theo dõi và giám sát chặt chẽ sau các đợt tiêm phòng và vệ sinh phun khử trùng trong năm; chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra việc xuất, nhập gia súc trên địa bàn; tham mưu kịp thời về công tác chăn nuôi thú y với huyện, Chi cục Thú y Hà Nội để kịp thời đối phó khi dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra, phát hiện và xử lý nhanh, kịp thời, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng.

Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như đưa tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống đài phát thanh huyện, truyền thanh cơ sở về kỹ thuật chăn nuôi, quy trình phòng bệnh tổng hợp, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước về vắc xin đối với ngành chăn nuôi. Đặc biệt chú trọng tới một số dịch bệnh nguy hiểm hiện đang có nguy cơ lây nhiễm cao như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả lợn Châu Phi… giúp người dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh, từ đó tự giác thực hiện.

Do làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện nên trong nhiều năm qua tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Qua đó đàn gia súc, gia cầm của huyện Phú Xuyên sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất, giá trị kinh tế cao, đem lại thu nhập ổn định cho người dân./.

Phùng Văn Đạt – Trạm Thú y Phú Xuyên

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3162
Tổng lượng truy cập: 22189136