Hồ Đồng Mô là hồ nước ngọt nhân tạo lớn thuộc địa phận thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì thành phố Hà Nội, hồ được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ 20. Hồ Đồng Mô nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây Bắc với tổng diện tích vào khoảng 1.400 ha. Hồ Đồng Mô là nơi cư trú của rất nhiều loài động, thực vật khác nhau, trong đó góp phần lớn vào sự phong phú, đa dạng sinh học tại đây là các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể đặc biệt trong hồ có loài Giải thượng hải hay Rùa hoàn kiếm (Rafetus swinhoei) là loài cực kỳ nguy cấp (EN), quý, hiếm theo Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Sách Đỏ thế giới (IUCN, 2016). Trong quyết định 145/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 8/1/2014 xác định hồ Đồng Mô thuộc nhóm quy hoạch Bảo vệ cảnh quan đối với vùng đất ngập nước,...
Để có những thông tin, số liệu về các loài thủy sản tại hồ Đồng Mô, thị xã Sơn Tây, góp phần vào những đề xuất cho việc bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường,... trong thời gian tới; công tác đánh giá nguồn lợi thủy sản đã được Chi cục Thủy sản triển khai trong năm 2018 tại hồ Đồng Mô, bước đầu đã có một số kết quả về nguồn lợi thủy sản đang có tại hồ như sau:
- Qua điều tra, định loại, phân tích mẫu vật thu được tại hồ Đồng Mô, trong
năm 2018, đã xác định được 35 loài thuộc 5 bộ, 15 họ, 30 giống theo hệ thống phân loại được sắp xếp theo Eschmeyer 1998. Trong đó bộ cá Vược (Perciformes) có số họ nhiều nhất với 5 họ. Bộ cá Nheo (Siluriformes) có 4 họ, bộ cá Mang liền (Synbranchiformes) và bộ cá Chép với 2 họ, bộ cá Hồng nhung (Characiformes) có 01 họ.
- Trong danh sách 35 loài cá phân bố tại hồ Đồng Mô, có 27 loài có nguồn gốc tự nhiên, hoặc do thả nuôi trước đây đã thích nghi tự sinh sản trong hồ. Có 8 loài cá tồn tại trong hồ có nguồn gốc di nhập, chiếm 22,86%, bao gồm: cá Mè trắng trung quốc (Hypophthalmichthys molitrix), cá Mè hoa (H. nobilis), cá Trôi mrigal (Cirrhinus cirrhosus), cá Trôi rohu (Labeo rohita), cá Trôi nam mỹ (Prochilodus argenteus), Cá Dọn bể/ cá Tỳ bà lớn (Pterygoplichthys pardalis), cá Rô phi (Oreochromis). Căn cứ Thông tư liên tịch số 27/2013/ TTLT-BTNMT-BNNPTNT, trong các loài cá di nhập, xếp vào nhóm loài ngoại lai xâm hại là cá dọn bể (Pterygoplichthys pardalis), nhóm ngoại lai có nguy cơ xâm hại gồm: cá Rô phi đen (Oreochromis mossambicus), Trôi nam mỹ (Prochilodus argenteus). Các loài cá có giá trị bảo tồn theo Quyết định số 82/2008/QĐ-BNN ngày 17/7/2018 của Bộ NN&PTNT gồm 3 loài: Chuối hoa (bậc EN), cá Lăng chấm và cá Ngạnh thon (bậc VU);...
Như vậy, qua kết quả điều tra bước đầu cho thấy có sự chiếm ưu thế của các loài ngoại lai trong cơ cấu đàn cá trong hồ, nên trong công tác quản lý, kiểm soát đối với các thủy vực tự nhiên, nhân tạo cần nâng cao công tác tuyên truyền và nghiên cứu, áp dụng biện pháp kỹ thuật để kiểm soát, giảm tỉ lệ của các loài cá thuộc nhóm sinh vật ngoại lai xâm hại và nguy cơ xâm hại; thả bổ sung các loài bản địa, quý hiếm trong các hồ lớn thuộc thành phố Hà Nội./.
NGUY CƠ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI HÀ NÔI(12/11/2018)
Hà Nội Với các giải pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm hiệu quả(12/11/2018)
Công bố sản xuất thành công vacxin lở mồm long móng tại Việt Nam(19/11/2018)
Phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi: Nhiều thách thức(19/11/2018)