Mục đích nhằm nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động toàn ngành về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc chủ động, tích cực học tập và tự học nâng cao trình độ, ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Nội dung của Phong trào thi đua tập trung vào 03 nội dung:
(1) Tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024-2030” của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 813/QĐ-BNN-TCCB ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2024-2030”; Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 07/2/2024 của UBND Thành phố về việc triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập trên địa bàn Thành phố từ nay đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045.
Nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác học tập và tự học tập, nghiên cứu chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực được phân công thực thi nhiệm vụ; xây dựng mô hình học tập và tự học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, giải pháp khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong đơn vị.
(2) Xây dựng các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho công chức, viên chức, người lao động tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; xây dựng mô hình hay, cách làm hiệu quả trong học tập và tự học tập như: “Tự học, tự rèn, nâng cao chất lượng công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ”, “Rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động vững về nghề nghiệp, chuẩn về tác phong”.
(3) Thi đua nâng cao năng lực sử dụng các công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi và bằng mọi phương pháp để phục vụ cho công việc. Thi đua tiếp cận kịp thời các xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục học tập nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế.
Phong trào thi đua chia làm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ nay đến hết 2025) các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Phong trào thi đua hiệu quả thiết thực, tiến hành sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm tại cấp đơn vị để triển khai giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2 (từ 2026-2030), sau khi sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 1, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của Phong trào thi đua và tổng kết vào năm 2030.
Xem chi tiết Kế hoạch tại đây./.