Ứng Hòa đi đầu sản xuất lúa Japonica
Những năm gần đây, huyện Ứng Hòa đã tích cực triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng cánh đồng mẫu lớn. Nhờ vậy, đến nay, Ứng Hòa dẫn đầu TP Hà Nội về diện tích lúa Japonica (chủ yếu là giống J02) với hơn 3.400ha/vụ, chiếm gần 50% diện tích lúa J02 toàn TP.

Thu hoạch lúa Japonica bằng cơ giới hóa tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa.
 

Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Đặng Thị Tươi cho biết, nhóm giống lúa Japonica được UBND huyện chỉ đạo đưa vào sản xuất vụ đầu tiên năm 2016 tại Hợp tác xã (HTX) Miêng Hạ (xã Hoa Sơn) với diện tích 38,4ha, có liên kết tiêu thụ sản phẩm với DN cung ứng giống. Qua theo dõi sinh trưởng của dòng lúa này trong 5 năm cho thấy, giống J02 rất thích hợp với chân trũng (vụ Xuân) và chân vàn (vụ Mùa). J02 có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất bình quân 60 tạ/ha, chất lượng gạo thơm ngon nên giá bán lúa J02 cao hơn lúa thường khoảng 30%. Nhờ những ưu điểm này mà đa phần các nông hộ trên địa bàn huyện đã chuyển hẳn sang canh tác lúa J02. Tuy nhiên, để vùng lúa Japonica chất lượng cao của Ứng Hòa được mở rộng thì vai trò của các DN, HTX trong liên kết sản xuất, tiêu thụ là rất lớn.

Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết (xã Phương Tú) Cao Thị Thủy chia sẻ, tham gia vào chuỗi sản xuất lúa hàng hóa trên địa bàn huyện Ứng Hòa, đơn vị đã cung cấp các dịch vụ: Mạ khay, máy cấy, thuốc bảo vệ thực vật, phơi sấy, bao tiêu sản phẩm. HTX đã xây dựng 15 giàn sấy lúa tại xã Hồng Quang để thu mua lúa J02 tươi và xây dựng dự án chuỗi sản xuất - chế biến lúa gạo tại xã Liên Bạt, thu mua, bao tiêu lúa, gạo, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Xác định việc phát triển lúa hàng hóa trên địa bàn huyện là hướng đi đúng, cần được mở rộng, hiện nay, Ứng Hòa đã hoàn thành việc xây dựng nhãn hiệu “Gạo chất lượng Khu Cháy” và giao cho HTX Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết sử dụng nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, qua đó góp phần tăng thu nhập cho nông dân.

“Thời gian tới, huyện tiếp tục duy trì ổn định 5 vùng lúa chất lượng cao với diện tích gần 6.000ha (tới năm 2030). Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới như: Cấy lúa theo phương pháp hiệu ứng hàng biên; sử dụng phân vi sinh và chế phẩm sinh học để xử lý phụ phẩm sau thu hoạch. Đồng thời tăng cường các phương pháp nhằm tăng năng suất, nâng cao giá trị và giảm chi phí; xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm gạo chất lượng Khu Cháy với các sản phẩm gạo: Japonica, Bắc thơm số 7, nếp nhung, nếp cái hoa vàng…" – bà Đặng Thị Tươi cho hay.

Nguồn Báo kinh tế Đô thị

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11890
Tổng lượng truy cập: 25408900