Hà Nội: Chọn tạo thành công 16 giống cây ăn quả đặc sản
Đây là kết quả 15 năm phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, cây dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Đây là kết quả 15 năm phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, cây dược liệu trên địa bàn thành phố Hà Nội...

Đáng chú ý, các đơn vị nghiên cứu trên địa bàn thành phố đã chọn tạo được 16 giống cây ăn quả đặc sản từ một số nguồn gen. Trong đó có 7 giống bưởi (Bưởi Diễn, bưởi đường Quế Dương, bưởi đỏ Mê Linh, bưởi đỏ Hòa Bình, bưởi Tháng Mười, bưởi Bốn Mùa, bưởi Thồ Phú Xuyên); 2 giống quýt (quýt đường Canh, quýt Tích Giang), 1 giống ổi Đông Dư (huyện Gia Lâm); 3 giống nhãn (nhãn chín muộn Hà Tây HTM, nhãn chín muộn Đại Thành, huyện Quốc Oai và nhãn chín sớm), 2 giống trám, mít (huyện Đông Anh), 1 giống hồng Yên Thôn (huyện Thạch Thất) đã được bảo tồn và phát triển thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp thành phố.

Bên cạnh đó, các đơn vị nghiên cứu của thành phố cũng đã chọn tạo được 8 giống cây rau đặc sản gồm: Húng Láng; rau bản địa đặc sản huyện Ba Vì (Cải mán, tèng tẻ (lu lu đực) và rau chuối (diếp dại); rau bản địa đặc sản huyện Thạch Thất (bò khai, mỏ, tầm bóp, dớn) đã được bảo tồn và phát triển thông qua 3 dự án sản xuất thử nghiệm cấp thành phố.

Với hoa, cây cảnh như: Địa lan kiếm, Lan hài bản địa (Ngọc điểm, Hoàng thảo), sen Tây Hồ, mai vàng Yên Tử, hoa hồng, Đỗ quyên bản địa, Lim xanh (thị xã Sơn Tây), cây cảnh bản địa được hỗ trợ nghiên cứu, bảo tồn và phát triển. Một số cây dược liệu như: Đẳng sâm, cát sâm, tam thất gừng, khôi tía, cúc hoa vàng, gừng đen được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu nhân giống, sơ chế phục vụ nội tiêu và xuất khẩu...

Bên cạnh đó, một số giống cây lương thực như: Lúa nếp cẩm đen, nếp cái hoa vàng Đông Anh, giống lúa Japonica; ngô nếp tím lai; khoai lang Đồng Thái; khoai sọ trứng, khoai môn sọ… được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu để tuyển chọn, phục tráng làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc xây dựng nhãn hiệu tập thể trong chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ.

Các thành tựu về nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học trong trồng trọt không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả chọn tạo, nhân nhanh giống cây trồng, tạo ra các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp sạch, bền vững mà còn tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp sinh học. Các công nghệ, kỹ thuật hiện đại của công nghệ sinh học như công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh đã được triển khai ứng dụng tại nhiều huyện của thành phố, từng bước đem lại hiệu quả kinh tế cao…

Thanh Bình

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 18766
Tổng lượng truy cập: 25453877