Kiểm soát rau an toàn từ vùng sản xuất

Hiệu quả từ việc triển khai các mô hình giám sát cộng đồng (PGS) trong sản xuất rau an toàn (RAT) đã giúp ngành nông nghiệp Hà Nội kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm RAT ngay từ vùng sản xuất.

 
Mô hình giám sát cộng đồng (PGS) trong sản xuất rau hữu tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn đang phát huy hiệu quả 
 
Sóc Sơn là huyện tiên phong thực hiện PGS trong sản xuất RAT của Hà Nội cách đây hơn chục năm. Nhờ vậy, nhiều nông sản của huyện như: Rau hữu cơ, dưa lê… đã có thương hiệu, khẳng định được uy tín trên thị trường. Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Nguyễn Ngọc Tân cho biết, sản xuất theo PGS giúp lợi nhuận tăng cao hơn vì người dân tự chứng nhận bảo đảm chất lượng cho nhau thông qua hoạt động giám sát chéo, thay vì phải nhờ đến bên thứ ba. Trong một nhóm sản xuất sẽ có nông dân - DN - người tiêu dùng cùng tham gia giám sát để bảo đảm quá trình này diễn ra minh bạch. Đáng nói, việc tiêu thụ nông sản của nông dân dễ dàng hơn nhờ kế hoạch sản xuất, cơ cấu giống được tính toán kỹ lưỡng dựa trên mùa vụ, nhu cầu thị trường.

Hiện nay, quy trình canh tác có sự tham gia của các bên để giám sát, đánh giá và bảo đảm chất lượng sản phẩm RAT được triển khai ở nhiều huyện ngoại thành. Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Đặng Xá (huyện Gia Lâm) Nguyễn Tuấn Khanh chia sẻ, năm 2018, HTX đã hướng dẫn nông dân thành lập 3 nhóm PGS với 50 nông dân tham gia. Đại diện ban điều phối các nhóm có đại diện HTX, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, đại diện khách hàng và nông dân. Trách nhiệm của mỗi thành viên được quy định rất cụ thể. Nhờ áp dụng PGS cùng các quy trình sản xuất an toàn được thực hiện nghiêm túc, sản phẩm RAT của HTX luôn được thị trường đánh giá cao. Hiện, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác trồng RAT của HTX đạt từ 450 - 500 triệu đồng/ha/năm.

Thực tế, việc áp dụng PGS đã thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội. Bởi, từ quá trình gieo hạt, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật đều được người nông dân ghi chép đầy đủ trong sổ nhật ký. Định kỳ 2 tuần một lần, các thành viên trong nhóm họp bàn kế hoạch sản xuất, tiêu thụ để có thể điều chỉnh kịp thời sản lượng rau trồng. Các thành viên và trưởng nhóm cũng thường xuyên kiểm tra chéo, nếu vi phạm nguyên tắc sản xuất an toàn, thành viên sẽ bị nhắc nhở, thậm chí bị loại ra khỏi nhóm.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, đến nay, đơn vị đã xây dựng và vận hành 25 mô hình kiểm tra cộng đồng áp dụng PGS trong sản xuất và tiêu thụ RAT tại 25 xã, phường, thị trấn thuộc 16 quận, huyện, thị xã trên địa bàn TP với tổng diện tích hơn 1.100ha. Qua đó, góp phần nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT. Năm 2019, chi cục tiếp tục duy trì các mô hình, đồng thời khuyến khích các địa phương nhân rộng với kỳ vọng, có hơn 80% diện tích trồng RAT của Hà Nội được kiểm soát chặt chẽ ngay từ vùng sản xuất vào năm 2020.

Nguồn: Kinhtedothi.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9605
Tổng lượng truy cập: 25479348