Nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả

Những năm gần đây, các mô hình khuyến nông phát huy hiệu quả trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng được nhân rộng, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nông dân.

 
 Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, các cơ quan liên quan và trạm khuyến nông các huyện thực hiện tốt công tác chỉ đạo sản xuất. Cụ thể, lực lượng khuyến nông đã hướng dẫn nông dân kỹ thuật phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình sản xuất gieo trồng đúng thời vụ; thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ dịch hại để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất, sản lượng cao. Từ năm 2018 đến nay, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai thành công 26 mô hình tại các quận, huyện, thị xã có sản xuất nông nghiệp của thành phố (17 mô hình trồng trọt, cơ giới hóa; 9 mô hình chăn nuôi, thủy sản). Trong đó, 17 mô hình khuyến nông trồng trọt, cơ giới hóa đã được triển khai tại 87 điểm với 3.789 hộ tham gia. Một số mô hình có sức lan tỏa, được nông dân đánh giá cao, như: Trình diễn giống lúa mới năng suất, chất lượng tốt (giống lúa LTH31, Lam Sơn 116, HDT10...); xây dựng cánh đồng cấy một giống gắn với tiêu thụ sản phẩm, như: Thiên ưu 8, LTH31, Đài thơm 8 và Bắc hương 9... Đây là các giống lúa sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp với thâm canh, chống chịu sâu bệnh, năng suất đạt hơn 60 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 7-10%; lợi nhuận cao hơn 10%.
Tiếp đến là mô hình trình diễn giống ngô lai mới, ngô biến đổi gen với quy mô 55ha (vụ xuân 45ha, vụ mùa 10ha), sử dụng giống ngô lai P4554 và giống ngô biến đổi gen NK4300 Bt/Gt. Cả hai giống tham gia trình diễn đều sinh trưởng, phát triển mạnh, thân cây to khỏe, khả năng chống chịu với các điều kiện ngoại cảnh tốt, năng suất trung bình đạt trên 60 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 10-20% (giống đối chứng là ngô lai NK4300 thường đang trồng phổ biến tại nhiều địa phương). Anh Nguyễn Văn Thơi, ở xã Bắc Phú (huyện Sóc Sơn) khẳng định: Sự thành công của mô hình đã giúp nông dân có cái nhìn mới về ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng giống ngô biến đổi gen trong sản xuất, góp phần tăng sản lượng ngô phục vụ chăn nuôi.

Trong chăn nuôi, điển hình là mô hình chăn nuôi bò sinh sản được triển khai trên địa bàn 3 huyện: Mỹ Đức, Thạch Thất và Ba Vì với quy mô 90 con bò cho 90 hộ nghèo. Đến nay, bò sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 98,8%; hiện có 15 bò mẹ sinh bê con khỏe mạnh. Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đình Dần đánh giá: Mô hình có ý nghĩa rất lớn, vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ nghèo thoát nghèo bền vững; đồng thời tạo động lực tích cực cho nông dân trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, tại xã Ba Trại (huyện Ba Vì), sau khi triển khai mô hình này đã tăng 7 bậc trong thang điểm xây dựng nông thôn mới…

"Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội tiếp tục bám sát đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của thành phố đến năm 2020; chiến lược phát triển, quy hoạch ngành Nông nghiệp tại các địa phương cùng nhu cầu của nông dân để lựa chọn nội dung hoạt động khuyến nông. Chúng tôi cũng tích cực tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy, nhân rộng các mô hình hiệu quả; mở rộng, cải tiến các kênh thông tin để nông dân nắm bắt kịp thời, chính xác...", Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương chia sẻ.

Nguồn: Hanoimoi.com.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9652
Tổng lượng truy cập: 25479348