Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại
khác nhau mang đến công dụng diệt trừ rầy nâu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, để tìm được loại thuốc tốt nhất cũng như cách sử dụng mang đến hiệu quả tối ưu thì không phải ai cũng biết.
Theo quan niệm của một số người sử dụng, việc diệt rầy nâu bằng cách sử dụng thuốc hạt để rải sẽ khiến thuốc có thể lan tỏa khắp ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, đây là điều không hoàn toàn đúng.
Thực tế đã cho thấy, không chỉ thuốc diệt rầu nâu nói riêng mà hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật khác nói chung nếu không được sử dụng hợp lý đều mang đến những tác hại nhất định đối với con người và môi trường xung quanh. Ngược lại, nếu biết sử dụng đúng cách, vấn đề này có thể được khắc phục một cách tối ưu.
Khi sử dụng thuốc rải để diệt rầu nâu, bạn hãy lưu ý đến mực nước trong ruộng khoảng 2cm là phù hợp nhất. Trong khoảng từ 3-5 ngày sau đó, bạn không nên thêm nước vào cũng như tháo nước ra. Để hạn chế tác hại của thuốc, bạn chỉ cần sử dụng với liều lượng thích hợp là được. Ngoài ra, trong trường hợp nước trong ruộng quá cao, bạn không nên sử dụng thuốc hạt bởi hiệu quả thấp mà lại mang đến nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước. Thay vào đó, sử dụng thuốc pha nước để diệt rầy nâu sẽ hiệu quả hơn cả.
Với thuốc diệt rầy nâu dưới dạng phun, lưu ý đầu tiên mà bạn cần chú ý là hãy bơm nước cho ngập ruộng để rầy di chuyển lên trên, giúp phát huy được hiệu quả cao nhất. Sau đó, bạn hãy sử dụng thuốc dạng bột hoặc nhủ dầu để pha cùng nước và phun trừ rầy. Tuy nhiên, đặc trưng của lúa là tán rộng nên việc phun thuốc vào sát gốc sẽ vô cùng khó khăn. Vì vậy, bạn cần sử dụng những vòi phun có thể luồn lách được.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình diệt rầy nâu, bạn không nên sử dụng quá nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ khiến rầy dễ kháng thuốc hơn. Một số loại thuốc bạn có thể lựa chọn như như VIAPPLA 10BTN, 25BTN… Ưu điểm của loại thuốc diệt rầy nâu này là không khiến rầy chết ngay lập tức nhưng chúng sẽ yếu dần, không có khả năng chích hút và sau đó sẽ chết
Bên cạnh việc sử dụng thuốc diệt rầy nâu, bạn nên chú ý đến một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa sự xuất hiện cũng như tác hại mà rầy mang lại. Một số lưu ý cơ bản gồm có:
Thứ nhất, việc gieo sạ không nên thực hiện liên tục mà hãy cho đất nghỉ giữa 2 vụ lúa khoảng 20- 30 ngày. Khi gieo sạ, bạn không nên gieo quá dầy, chỉ từ 100-120 kg giống/ha. Ngoài ra, quá trình gieo sạ cần được thực hiện hàng loại trên từng cánh đồng để tránh rầy nâu hiệu quả.
Thứ hai, ruộng trước khi xuống giống cần phải được làm vệ sinh sạch sẽ, dọn sạch cỏ dại xung quanh. Việc dọn cỏ cũng cần được thực hiện một cách thường xuyên về sau để hạn chế nơi trú ngụ của rầy.
Thứ ba, hiện nay có một số giống lúa có khả năng kháng rầy. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn giống lúa kháng phù hợp với thời vụ, đất đai gieo trồng. Bạn cần chọn mua giống lúa ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Thứ tư, sau khi gieo sạ vài ngày, bạn cần phải cho nước vào ruộng với độ cao thích hợp cũng như bón phân có sự cân đối giữa đạm, lân và kaly.
Thứ năm, trong quá trình gieo trồng, bạn cần kiểm tra ruộng lúa thường xuyên, để phát hiện sớm và phun xịt thuốc rầy nâu kịp thời.
Trên đây là một số phương pháp diệt rầy nâu mà bạn có thể tham khảo. Tùy vào tình hình rầy nâu mà các bà con hãy chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất.