Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông (phần 1)
Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt.

Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt.

\"\"

 

TS Trần Văn Khởi - PGĐ.TTKNQG thăm mô hình sản xuất khoai tây đông tại Thái Bình

 

I. LỰA CHỌN GIỐNG

Chọn các giống đậu tương đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT và các cơ quan khoa học khuyến cáo thích hợp trồng trong vụ đông như: Diamant, Solara, Marabel, Atlantic, VT2, KT3...

Tiêu chuẩn: giống phải đảm bảo sạch sâu bệnh, không dị dạng; có kích thước củ đồng đều; mầm mập, khỏe.

Lượng giống cần cho 1 ha: tùy theo điều kiện sản xuất cụ thể (đất trồng và giống), lượng giống dao động từ 850 – 1.100 kg/ha (30 - 40 kg/sào Bắc bộ).

 

 

II. KỸ THUẬT TRỒNG

1. Thời vụ:

Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Các tỉnh miền núi thường trồng từ giữa đến cuối tháng 10, thu hoạch tháng 1 năm sau. Với vùng trung du, trồng vào đầu tháng 10, thu hoạch vào cuối tháng 12

Vùng Đồng bằng sông Hồng: Trồng cuối tháng 10 - đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1 - đầu tháng 2 năm sau.

Vùng Bắc Trung bộTrồng đầu tháng 11, thu hoạch cuối tháng 1 năm sau.

2. Chọn và làm đất:

a) Chọn đất: Khoai tây có thể trồng được trên các loại đất: đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa… Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt. Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông).

b) Làm đất, lên luống: Đất được cày, bừa kỹ, nhỏ tơi và kết hợp thu gom gốc dạ, cỏ rác nhằm hạn chế sâu bệnh truyền lại.  

Lên luống: có 2 phương thức:

+ Luống đơn trồng 1 hàng: lên luống rộng 60 - 70 cm.

+ Luống đôi trồng 2 hàng: lên luống rộng 120 -140 cm.

Rãnh luống rộng từ 30 - 40 cm, sâu từ 15 - 20 cm.

3. Chuẩn bị phân bón và vật tư:

- Rơm, rạ mục: trên 1 ha ruộng lúa: rơm rạ sau khi thu hoạch trộn với vôi bột với lượng 300 - 400 kg/ha (10 - 15 kg/sào Bắc bộ). Sau đó chất thành đống, để ẩm cho rơm rạ nhanh mục. Ngoài ra có thể dùng chế phẩm Fito-Biomix RR để xử lý rơm rạ, ủ sau 30 ngày là có thể sử dụng được. Rơm rạ ủ hoai mục có thể sử dụng thay thế một phần phân hữu cơ dùng để bón lót rất tốt cho khoai tây. Lượng sử dụng khoảng 3 - 4 sào rơm rạ/1 sào trồng khoai tây.  

- Lượng phân bón cho 1 ha: 

TT

Loại phân

Lượng bón (kg)

Ghi chú

 

Tính cho 1ha

 

1 sào Bắc bộ

1

Urê

250 - 280

9 - 10

 

2

Lân Supe

450 - 500

16 - 18

 

3

Kali Clorua

200 - 250

7 - 9

 

4

Phân chuồng hoai mục/

Hữu cơ sinh học

15.000 - 17.000

500 - 600

Phân hữu cơ sinh học bón với lượng 1/10 phân chuồng

5

Vôi bột

450 - 500

16 - 18

 

 

 

- Cách bón: Có 2 cách bón sau:

+ Cách 1: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + 100% Lân supe + 100% vôi + 70% Urê + 70% Kali clorua. Bón thúc toàn bộ lượng Urê và Kali còn lại khi vun xới lần 2.

+ Cách 2: Bón lót toàn bộ phân chuồng hoai mục + 100% Lân supe + 100% vôi + 30% Urê + 30% Kali clorua. Bón thúc làm 2 lần mỗi lần 1/2 lượng phân còn lại, thời điểm bón mỗi lần cách nhau 15 - 20 ngày, kết hợp với các đợt vun xới lần 2 và lần 3.

 

4. Mật độ, lượng giống và cách trồng:

a) Mật độ: Tùy theo kích cỡ củ giống để xác định mật độ trồng. Với 1m2 trồng:

+ Loại củ nhỏ: khoảng 10 củ, cách nhau 17 - 20 cm 

 + Loại củ trung bình: trồng 6 - 7 củ, cách nhau 25 - 30 cm.

b) Lượng giống: khoảng 32 - 40 kg/sào Bắc bộ (900 – 1.100 kg/ha).

c) Xử lý giống:

- Bổ củ: Nguyên tắc trồng giống có củ to thì sẽ cho năng suất cao hơn, tuy nhiên với lượng giống trên 1 héc-ta khá lớn, để tiết kiệm giống, với kích cỡ củ giống to (thường đường kính củ tên 4,5 cm) thì nên tiến hành bổ củ giống. Tùy kích cỡ củ mà tiến hành bổ làm đôi hoặc làm ba. Cách bổ và xử lý củ giống như sau:

+ Dùng dao sắc, lưỡi mỏng để cắt. Trước mỗi lần cắt bắt buộc phải nhúng vào cồn có nồng độ cao hoặc nước xà phòng đậm đặc nhằm ngăn chặn nấm làm cho củ bị thối.

+ Xác định mỗi miếng bổ có từ 2-3 mầm, thường bổ dọc củ. Ngay sau khi bổ xong, chấm ngay phần cắt vào bột xi-măng khô và không để bột xi măng bám nhiều sẽ hút nước làm củ giống dễ khô, héo.

+ Khoai tây giống sau khi bổ rải đều, phủ tải ẩm lên trên để giữ ẩm. Không để đống sẽ dễ bị thối. Chú ý phải để nơi thoáng mát.

Sau khi bổ, xử lý xong như quy trình nói trên, có thể đưa giống ra ruộng trồng với thời gian tối thiểu sau 12 giờ và tối đa 1 tuần, tùy theo điều kiện ruộng sản xuất. Trong trường hợp đất đã chuẩn bị sẵn sàng, có độ ẩm tốt và đã được bón lót bằng phân chuồng hoai mục thì có thể trồng sớm. Với đất trồng chưa đủ điều kiện (đất quá khô, quá ướt…) thì phải xử lý đủ điều kiện mới đem trồng.

Với giống khoai nguyên củ và giống đã bổ củ sau khi xử lý: giống đưa ra ruộng trồng tốt nhất là khi mầm hơi nhú là có thể trồng ngay được. Không nên để mầm mọc dài vì như vậy khi trồng sẽ dễ bị gãy mầm.

 

Chú ý: Trong thời gian bảo quản khi mang khoai giống về chưa trồng ngay thì tuyệt đối không được tưới nước. Trường hợp muốn mầm mọc nhanh thì cho khoai vào thúng, phủ tải hoặc rơm rạ hơi ẩm lên trên để nơi thoáng mát, khô ráo; nhưng tránh độ ẩm cao khoai dễ bị thối.

 

d) Cách trồng:

- Trước khi trồng, tiến hành rạch hàng theo chiều dọc luống, bón lót phân chuồng, lân và đạm xuống đáy rồi lấp 1 lớp đất mỏng lên trên (có thể thay thế phân chuồng bằng rơm rạ ủ hoai mục hoặc kết hợp cả hai loại tùy theo điều kiện và cân đối lượng phân chuồng/rơm rạ đã chuẩn bị). Nếu đất khô thì phải tưới nước trước khi bón phân để cây mọc nhanh. 

- Đặt củ giống theo khoảng cách như nêu trên, đặt mầm nằm ngang, lấp một lớp đất dầy 3 - 5 cm phủ lên củ. Rải một lớp rơm rạ đã được cắt ngắn để vừa giữ độ ẩm, khi tưới ẩm, nước tưới không làm xói, trôi lớp đất phủ phía trên (phần củ giống nằm lộ trên mặt đất chuyển màu xanh, nảy mầm không tốt…).

 

Chú ý: khi trồng không để rơm rạ bị quá ẩm hoặc đất quá khô. Khi đặt củ tránh để củ tiếp xúc với phân bón, nhất là phân hóa học sẽ làm củ giống dễ bị chết.

 

\"\"

Mô hình sản xuất khoai tây vụ đông tại Nam Định

 

 

III. CHĂM SÓC VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

1. Chăm sóc

a) Vun xới kết hợp bón thúc

- Chăm sóc lần 1: Sau trồng 7 - 10 ngày, tiến hành vun xới nhẹ, lấp thêm đất vào gốc, kết hợp bón thúc lần 1 và vun luống. Chú ý phân bón thúc phải bón vào mép luống hoặc giữa 2 khóm khoai, tuyệt đối không bón trực tiếp vào gốc khoai làm cây chết. Lần chăm sóc này kết hợp tỉa cây, nên để lại mỗi khóm từ 3 - 5 thân mập, khỏe.

- Chăm sóc lần 2: Sau trồng 20 - 25 ngày thì tiến hành xới sâu, vun cao luống và kết hợp bón thúc lần 2.

- Chăm sóc lần 3: Sau trồng 35 - 40 ngày, tiến hành xới nhẹ, kết hợp làm cỏ. Tiến hành vét rãnh và lấy đất ở rãnh để vun luống thật cao, định hình luống lần cuối sao cho luống cao, dày.

Chú ý: Nếu chỉ bón thúc một lần duy nhất thì sẽ bón thúc trong lần chăm sóc thứ 2.

b) Tưới nước: Tưới nước cho khoai tây là một trong những yếu tố quyết định năng suất và chất lượng khoai tây. Trong 60 - 70 ngày đầu khoai rất cần nước, thiếu nước năng suất sẽ giảm. Nếu để ruộng lúc khô, lúc ẩm lại làm cho củ khoai bị nứt, giảm chất lượng. Có 2 cách tưới:

- Tưới rãnh: dẫn nước vào rãnh để nước thấm từ từ vào luống. Trong khoảng 60 - 70 ngày sau khi trồng có 3 lần tưới nước. Chú ý khi đưa nước vào rãnh sao cho nước thấm đủ ẩm, không để đọng nước trong rãnh. Kết hợp tưới nước cùng với các lần chăm sóc.

Chú ý: Để nước không đọng tại rãnh thì đối với đất cát pha cho ngập 1/2 luống, với đất thịt nhẹ cho ngập 1/3 luống. 

- Tưới gánh: Là cách tưới không tưới nước trực tiếp vào gốc cây (tưới xung quanh gốc). Khi tưới, kết hợp tưới cùng với phân đạm và kali bằng cách hòa chung với nước và với lượng phân ít (10 lít nước chỉ pha mỗi loại phân 1 nắm nhỏ).  

Chú ý: Trước khi thu hoạch khoảng 2 tuần, cần để đất khô ráo. Tránh để nước vào ruộng, nếu mưa phải kịp thời tháo kiệt nước.

 

 

                                                                                                                 Vũ Thị Thủy

 

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

 

 

khuyennongvn.gov.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1343
Tổng lượng truy cập: 27967895