Sau khi Đề án được duyệt, Sở NN-PTNT đã chỉ đạo Chi cục BVTV, các đơn vị trong ngành phối hợp với các Sở, ngành, UBND các quận, huyện triển khai thực hiện, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Mở rộng diện tích SX
Theo Chi cục BVTV Hà Nội, tính đến hết năm 2014, Hà Nội đã định vị, mở rộng được thêm 500 ha RAT, nâng tổng diện tích SX RAT được quản lý, chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận lên 5.000 ha, phân bố ở 118 xã trọng điểm rau, đạt mục tiêu của Đề án.
Dự kiến, hết quý I/2015 sẽ rà soát, định vị được thêm gần 200 ha RAT để tập trung quản lý, chỉ đạo từ năm 2015, nâng tổng diện tích RAT lên 5.200 ha.
Đến tháng 9/2014, các địa phương đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung với tổng diện tích gần 2.200 ha. Trong đó, 10/31 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư và đang thi công, 18/31 dự án đã được TP chấp thuận cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư và 3/31 dự án đang ở bước 1 xin chủ trương đầu tư. Chi cục cũng tiến hành hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương xây dựng 4 cơ sở sơ chế RAT gắn với vùng RAT tập trung có công suất lớn từ 2-5 tấn/ngày. Trong đó có 1 cơ sở tại xã Văn Đức (Gia Lâm); 3 cơ sở sơ chế xây dựng theo dự án tại các xã Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), 9 dự án đã được phê duyệt đều được hỗ trợ xây dựng nhà sơ chế.
Ngoài ra, trên địa bàn TP hiện có 36 cơ sở sơ chế nhỏ của các HTX, DN đang hoạt động (đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT), công suất trung bình từ 200 - 1.000 kg/cơ sở/ngày. Tất cả các cơ sở sơ chế RAT đều được quản lý chặt chẽ theo quy định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sơ chế RAT.
Đặc biệt, trong năm qua Chi cục BVTV tiến hành tư vấn, hỗ trợ mạnh mẽ cho khâu phát triển mạng lưới tiêu thụ. Hiện tại hệ thống phân phối, tiêu thụ rau trên địa bàn TP có 6 hình thức chính: Bán rau trực tiếp cho các siêu thị; Cửa hàng phân phối bán lẻ RAT; Giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn,...); Các thương lái thu gom; Người SX tự bán tại các chợ bán lẻ (chợ dân sinh); bán buôn tại các chợ đầu mối.
Tăng cường công tác VSATTP
Một nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật trong năm qua của Chi cục BVTV Hà Nội là công tác VSATTP. Chi cục đã tham mưu Sở NN-PTNT ban hành Quy trình kỹ thuật SX RAT cho 30 loại rau chính để hướng dẫn nông dân thực hiện.
Song song với đó, công tác thanh kiểm tra SX, sơ chế và tiêu thụ RAT, lấy mẫu rau phân tích để kiểm tra chất lượng được triển khai thường xuyên.
Cùng với đó, Chi cục tiến hành gắn nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm và xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “RAU AN TOÀN HÀ NỘI”.
Trong năm qua, Chi cục BVTV Hà Nội tiến hành thử nghiệm chuyển giao hàng trăm điểm tiến bộ kỹ thuật và được nông dân đánh giá cao như: che phủ nilon trồng cây trái vụ; rào chắn bọ nhảy; bẫy Pheromone; bả Protein; bả chua ngọt; chế phẩm sinh học Emina... Để truy xuất nguồn gốc RAT, từ năm 2011 Chi cục BVTV đã thí điểm gắn nhãn nhận diện nguồn gốc xuất xứ sản phẩm RAT bán buôn tại xã Văn Đức (Gia Lâm) với diện tích 250 ha, từ năm 2012 nhân rộng ra các vùng: Duyên Hà (Thanh Trì) 50 ha; Thanh Đa (Phúc Thọ) 50 ha; Tráng Việt (Mê Linh) 50 ha...
Sản phẩm RAT sau khi gắn nhãn được đưa đi tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh khác, được người tiêu dùng đánh giá cao.
Từ kết quả của việc thí điểm gắn nhãn, dán tem nhận diện cho RAT, năm 2013 Sở NN-PTNT đã giao Chi cục BVTV Hà Nội lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Rau an toàn Hà Nội” tại Cục Sở hữu trí tuệ, đã được UBND TP cho phép sử dụng địa danh “Hà Nội” cho nhãn hiệu “Rau an toàn Hà Nội”. Hiện nay đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
Để hạn chế vỏ bao bì thuốc BVTV vứt bừa bãi trên đồng ruộng, Chi cục BVTV đã lắp đặt các thùng chứa vỏ bao bì ở các vùng RAT trọng điểm. Tính đến hết năm 2014 đã lắp đặt 4.300 thùng chứa vở bao bì thuốc BVTV; thu gom khoảng 48.000 kg vỏ bao bì thuốc BVTV đưa đi tiêu hủy theo đúng quy định.
Nhằm khắc phục một số hạn chế, vướng mắc, khó khăn, giúp SX và tiêu thụ RAT phát triển mạnh trong thời gian tới, Chi cục BVTV Hà Nội đề nghị TP ban hành Quyết định “Quy định thí điểm một số chính sách cho hoạt động SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP”.
Tiếp đến cần quan tâm, hỗ trợ kinh phí cho công tác phối hợp, quản lý chất lượng sản phẩm rau, quả tươi an toàn đưa về Hà Nội hiện chiếm tới 40%.
Cuối cùng, đề nghị Chính phủ, Bộ NN-PTNT, TP Hà Nội và UBND các tỉnh, TP quan tâm đầu tư hơn nữa cho SX và tiêu thụ RAT, có chính sách đủ mạnh để thu hút các DN tham ra vì đây là lĩnh vực nhiều rủi ro