Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại, cách nhận biết và biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh.
Chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách cấp huyện để phục vụ công tác phòng trừ dịch đạt hiệu quả.
Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo vào thứ Tư hàng tuần về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để tổng hợp chung và báo cáo UBND TP chỉ đạo. Nếu đơn vị nào để sâu bệnh phát sinh thành dịch, Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm trước UBND TP.
Giao Sở NN&PTNT phân công, tăng cường cán bộ lãnh đạo và kỹ thuật của Sở về các địa phương để phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và hướng dẫn kỹ thuật cách nhận biết, các biện pháp phòng trừ cho từng đối tượng sâu bệnh.
Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tin đại chúng của Hà Nội tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân về các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh.
Dự tính, dự báo và thông tin chính xác thời gian phát sinh của từng đối tượng sâu bệnh để nhân dân biết, chủ động phòng trừ. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện sẵn sàng tổ chức dập dịch khi xảy ra.
Sở Công thương chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với Sở NN&PTNT, Công an TP, UBND các quận, huyện, thị xã thành lập các Đoàn kiểm tra, kiểm tra các đơn vị sản xuất, kinh doanh buôn bán thuốc BVTV trên địa bàn TP; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Các Sở ngành liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác phòng trừ sâu, bệnh.