Kỹ thuật chống rét cho mạ xuân
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, để cây lúa vụ đông 2014 - 2015 sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao cần cấy mạ non, đúng quy trình kỹ thuật và đúng thời vụ đã khuyến cáo (thời vụ gieo mạ tập trung từ ngày 25-1 đến 5-2-2015).

 Lịch gieo cấy được bố trí phù hợp với diễn biến thời tiết của từng địa phương và nên gieo cấy sau tiết lập xuân (ngày 4-2). Trong những ngày vừa qua, thời tiết rét đậm, rét hại xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của mạ. Bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết để gieo mạ, cấy xuân đạt hiệu quả cao.


- Về ngâm ủ mạ: Tốt nhất nên ngâm ủ trong hộp xốp hoặc đào hố dưới đất để ủ, nhằm tăng nhiệt độ, giúp thóc nảy mầm tốt hơn. Nếu trong thời gian ngâm ủ thóc gặp rét đậm kéo dài, nên áp dụng biện pháp gieo mạ khi hạt thóc vừa mới nứt nanh, gieo trên luống hoặc gieo trên nền đất cứng có ni lông che phủ. Không nên giữ thóc quá lâu trong đống ủ kéo dài trên 1 tuần, vì điều đó làm hạt thóc sẽ bị thối chua, lượng dinh dưỡng bị thất thoát dần, dẫn đến cây mạ sau gieo sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp, héo dần rồi chết.

- Về gieo cấy: Tuyệt đối không gieo thẳng hay cấy mạ ngoài ruộng khi nhiệt độ dưới 15 độ C. Việc chăm sóc mạ sau gieo cần bổ sung thêm kali trắng và vi lượng để phun qua lá giúp mạ cứng cáp và chống rét tốt hơn. Thời kỳ sau gieo cấy nếu gặp bất lợi, cây lúa non khó phát triển, nên sử dụng các loại phân giàu lân, dễ tiêu và vi lượng để cây hồi phục nhanh, phát triển được thuận lợi. Nếu trong thời gian làm mạ lại gặp thời tiết ấm, cây mạ phát triển nhanh dẫn đến già ống hoặc gặp rét đậm dẫn đến còm cõi, mất sức sống trước cấy thì phải loại bỏ và chuẩn bị thóc giống dự phòng để tiến hành gieo mạ thay thế (mạ nền) hoặc gieo thẳng ngoài ruộng (nếu có thể). 

- Với các diện tích lúa gieo thẳng: Cần tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật để giảm thiểu lượng mạ chết rét sau gieo hoặc cây lúa bị bệnh thối rễ thời kỳ còn non. Không nên bón đạm urê riêng rẽ khi mạ có 1,5-2 lá thật như nông dân thường làm (bón đón tay trước khi dặm tỉa), vì mạ chưa \"ăn\" đến dinh dưỡng, thậm chí còn làm chết mạ nếu rét ập về. Ngoài ra, lúa gieo thẳng còn hay bị hiện tượng trắng lá giai đoạn sau gieo khoảng 15-20 ngày (trước dặm tỉa). Để khắc phục hiện tượng này, bà con cần bón lót một lượng phân vi lượng cùng với NPK; đồng thời bổ sung thêm phân bón lá vi lượng, kali trắng thời kỳ đầu và giữa vụ lúa.
Minh Phú
Hà Nội mới

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4463
Tổng lượng truy cập: 27967895