Hiệu quả xây dựng mô hình chè an toàn năm 2014
Thực hiện chủ trương của thành phố Hà Nội về xây dựng các vùng sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tập trung quy mô lớn, từng bước đưa cây chè trở thành cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế ở các xã miền núi. Trong nămThực hiện nhiệm vụ Sở Nông nghiệp và PTNT giao năm 2014, Trung tâm phát triển cây trồng đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng các mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại 6 xã là Yên Bài, Ba Trại, Cẩm Lĩnh - huyện Ba Vì; xã Bắc Sơn – huyện Sóc Sơn; xã Hòa Thạch – huyện Quốc Oai và xã Trần Phú – huyện Chương Mỹ, với tổng diện tích 220 ha.

 Để đảm bảo thực hiện kế hoạch đề ra, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, phối hợp với phòng kinh tế các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Chương Mỹ tiến hành kiểm tra, rà soát chọn điểm triển khai mô hình chè tại các địa phương, chủ động làm việc với Đảng ủy, UBND, HTX được chọn thực hiện mô hình về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, nội dung, hiệu quả kinh tế trong triển khai xây dựng các vùng sản xuất, tiêu thụ chè an toàn. Các định mức hỗ trợ của thành phố cho các xã, HTX tham gia chương trình tạo sự ủng hộ, tin tưởng của chính quyền và nông dân tại các địa phương tham gia thực hiện mô hình.

Để các mô hình đạt hiệu quả cao, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nôi đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân với 45 lớp tập huấn, cho khoảng 2.000 lượt cán bộ, nông dân về công tác quản lý, kỹ thuật sản xuất chè an toàn, quy trình kỹ thuật thâm canh chè theo VietGAP, kỹ thuật trồng mới, trồng thay thế giống chè mới, áp dụng kỹ thuật cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ chè sạch an toàn. Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật các huyện và nông dân về kiến thức xúc tiến thương mại, tiêu thụ chè sạch an toàn. Tổ chức đoàn thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm các mô hình tiêu biểu, hiệu quả tại các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên. Qua các lớp đào tạo, tập huấn, cán bộ, nông dân tham gia mô hình được nâng cao trình độ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh theo quy định sản xuất chè an toàn, sản xuất chè theo VietGAP;

Nhờ được tập huấn quy trình kỹ thuật, tuyên truyền và giới thiệu những giống chè mới có năng suất chất lượng cao để bà con nông dân lựa chọn. Nên nông dân ở các xã tham gia mô hình chè rất phấn khởi, tin tưởng từng bước thay thế dần những nương chè già cỗi năng suất chất lượng thấp, hiệu quả kém để trồng mới, trồng thay thế những giống mới có năng suất, chất lượng cao. Kết quả mô hình trồng mới thực hiện được 80 ha, đạt 100% kế hoạch, tỷ lệ sống đạt trên 95%. Với mô hình thâm canh chè VietGAP trên diện tích thực hiện 30ha, nông dân sản xuất chè bước đầu đã có cách nhìn mới về sản xuất nông nghiệp có kiểm tra, kiểm soát từ sản xuất đến tiêu thụ, giá trị của sản phẩm cũng tăng 20-30%.

Trong năm qua, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Trung tâm chứng nhận phù hợp Quacert tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn cụ thể cho các hộ nông dân tham gia mô hình thâm canh chè theo VietGAP. Qua đó đã giúp bà con nông dân nâng nhận thức, hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và nghiêm túc thực hiện quy trình kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo VietGAP đúng quy định.

Với mô hình trồng mới, trồng thay thế năm thứ 2 trên diện tích 50 ha. Sau 1 năm thực hiện, qua kiểm tra theo dõi, đánh giá các mô hình cho thấy: Cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện thâm canh của các địa phương và đã bắt đầu cho thu hái sản phẩm. Nông dân yên tâm, tin tưởng, phấn khởi về năng suất, chất lượng và hiệu quả của các giống chè mới.         Nhờ nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nên các hộ xã viên áp dụng vào thực tiến sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đánh giá của các HTX cũng như của các hộ xã viên sau khi thực hiện mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn do Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội triển khai, năng suất chất lượng và giá thành chè tăng gấp 1,5 lần so với trồng theo phương pháp truyền thống. Năm 2014, mô hình chè trồng mới năm thứ 2 cho năng suất 120 kg chè khô 1 ha 1 năm, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 21,6 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất cho hiệu quả kinh tế 6,6 triệu đồng 1 ha. Mô hình thâm canh chè theo VietGap cho năng suất 1.800 kg chè khô 01 ha/năm, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa là 360 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất cho hiệu quả kinh tế là 229,9 triệu đồng 1 ha. Mô hình áp dụng cơ giới hóa cho năng suất 1.800 kg chè khô 1ha/năm, tổng giá trị sản phẩm hàng hóa là 243 triệu đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất cho hiệu quả kinh tế là 139,85 triệu đồng 1 ha.

Thực hiện mô hình cơ giới hóa trong sản xuất chè an toàn trên diện tích 60 ha, nông dân được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng các thiết bị cơ giới áp dụng trong sản xuất chế biến, nên cây chè hồi phục nhanh, làm tăng năng suất, chất lượng chè, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt giảm công lao động và giá thành sản phẩm. Qua đánh giá mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn năm 2014 bước đầu đạt được 4 mục tiêu cơ bản đề ra về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Hà Nội có trên 3.000 ha chè tập trung nhiều ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Chương Mỹ…. cây chè ở những vùng này được xác định là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế - xã hội xóa đói, giảm nghèo, nhưng thực tế sản xuất chè manh mún, diện tích nhỏ, trồng phân tán chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, năng suất chất lượng cao. Việc đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa khọc kỹ thuật mới, cơ giới hóa vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ còn hạn chế. Chính vì vây, việc triển khai có hiệu quả các mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn sẽ giúp cho cán bộ và nông dân các địa phương tham gia thực hiện mô hình tin tưởng, phấn khởi và yên tâm phát triển sản xuất chè an toàn, sản xuất chè theo VietGAP làm cơ sở để mở rộng và phát triển sản xuất chè sạch an toàn trong những năm tiếp theo, từng bước xây dựng thành các vùng sản xuất chè sạch, an toàn, tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè sạch, an toàn Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

                                                  Nguyễn Bá Bằng – Trưởng phòng TT & XTTM, Trung tâm PTCT Hà Nội

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4961
Tổng lượng truy cập: 27967895