Đẩy mạnh các hoạt động XTTM nâng cao giá trị sản phẩm chè sạch, an toàn trên địa bàn thành phố năm 2014
Hà Nội có diện tích chè 3.057 ha, được phân bổ trên địa bàn 05 huyện ngoại thành Hà Nội. Nhưng diện tích chè chủ yếu ở các huyện Ba Vì, Sóc Sơn… Từ lâu, cây chè đã được các xã miền núi của thành phố Hà Nội chọn làm cây trồng chủ lực. Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, tự phát, chưa hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, chưa có các giống chè chiến lược và việc đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ nhỏ lẻ phần lớn tập trung tại các hộ gia đình, trồng xen kẽ, phân tán, vườn tạp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, phần lớn là các giống chè cũ… nên hiệu quả kinh tế thấp. Các hộ nông dân chưa coi trọng việc tạo ra sản phẩm chè an toàn từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, mà đây được coi là một khâu đột phá quyết định giá trị của sản phẩm.

 Thực hiện chủ trương của thành phố về xây dựng các vùng sản xuất chè tập trung, giúp các xã miền núi phát huy giá trị kinh tế từ cây chè. Trong 3 năm qua, Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã giao cho Trung tâm phát triển cây trồng xây dựng nhiều mô hình sản xuất, thâm canh chè sạch theo hướng Vietgap; thực hiện quy hoạch, chọn giống chè năng suất, chất lượng cao để xây dựng thương hiệu chè sạch Hà Nội.

        Trong năm 2012 - 2013, Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội triển khai xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại xã Ba Trại, Thuần Mỹ, Cẩm Lĩnh, Yên Bài huyện Ba Vì, xã Hòa Thạch huyện Quốc Oai, xã Hòa Thạch huyện Quốc Oai và xã Bắc Sơn huyện Sóc Sơn, trên quy mô 340 ha, gồm mô hình trồng mới, thâm canh chè an toàn, thâm canh chè VietGap và mô hình cơ giới hóa. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ giống chất lượng cho mô hình trồng chè theo VietGap, hỗ trợ vật tư, thuốc BVTV, đào tạo, tập huấn, theo quy định. Qua đánh giá các mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với tập quán sản xuất chè tại địa phương từ 32 đếm 59 triệu đồng/ha. Điều quan trọng thông qua mô hình, nông dân đã có thêm kiến thức về quy trình sản xuất, chế biến chè an toàn.

        Theo đánh giá của các HTX cũng như của các hộ dân sau khi thực hiện các mô hình thâm canh sản xuất mới, năng suất, chất lượng và giá thành chè tăng. Cây chè đã thực sự hỗ trợ nông dân các xã miền núi thoát nghèo và vươn lên làm giàu bền vững. Từ thành công đó năm 2014, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội tiếp tục xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn tại các huyện Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Sóc Sơn với tổng diện tích 220ha; trong đó, trồng mới và trồng thay thế 80ha, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất 60ha, thâm canh chè Vietgap 30ha, thâm canh chè trồng mới năm thứ 2 là 50ha. Để các mô hình đạt hiệu quả cao, Trung tâm đã tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ, nông dân về quản lý, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, chế biến bảo quản và tiêu thụ chè an toàn tại các địa phương tham gia mô hình. Tổ chức lớp đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật của các đơn vị trong ngành NN, phòng kinh tế các huyện, các xã, HTX tham gia mô hình về kỹ thuật sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè an toàn.

          Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn của thành phố HN giai đoạn 2012-2014. Đến nay, toàn TP có trên 3.058,3 ha chè, năng suất đạt 75,4 tạ/ha; sản lượng chè búp tươi đạt 22.682 tấn; giá trị sản xuất đạt 198,3 triệu đồng/ha...

        Đề án phát triển sản xuất và tiêu thụ chè an toàn của thành phố HN đã mang lại nhiều kết quả thiết thực đối với bà con nông dân các huyện ngoại thành Hà Nội. Cụ thể trong 3 năm (từ 2012-2014) Trung tâm phát triển cây trồng HN đã phối hợp với cơ sở trồng mới và trồng thay thế được 155 ha chè bằng các giống chè chất lượng cao. Thực tế các mô hình đã đem lại những hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Bên cạnh đó, Trung tâm đã xây dựng được các vùng sản xuất chè theo hướng an toàn, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đến năm 2014, TP đã có 7 mô hình sản xuất chè VietGAP được cấp giấy chứng nhận với tổng diện tích 50 ha. Đặc biệt, tình hình chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè cũng có những chuyển biến. Đáng chú ý là việc xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu Chè Hà Nội đã được Thành phố hết sức quan tâm; chè Ba Vì đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể, Chè Bắc Sơn đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể... Hình thức tổ chức, sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh.

         Với mục tiêu đưa cây chè trở thành cây công nghiệp chính, chủ lực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo tính bền vững và dần thay đổi bộ mặt nông thôn tại các vùng trung du và miền núi. Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm chè của Hà Nội ra thị trường Hà Nội và các tỉnh bạn với nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Tham gia hội chợ Argroviet, Festival trà Thái Nguyên năm 2013 và giành giải bạc; năm 2014 Trung tâm xây dựng và in 4.000 tờ gấp hướng dẫn kỹ thuật trồng chè phát cho bà con nông dân; mời các HTX như Ba Trại, Long Phú, Bắc Sơn Tham gia các hội chợ của ngành nông nghiệp Hà Nội tháng 4 và tháng 10/2014; Hỗ chợ 06 gian hàng giới thiệu sản phẩm chè trên địa bàn các quận huyện của Thành phố; tổ chức 03 lớp tập huấn xúc tiến thương mại cho 84 cán bộ, nông dân tiêu biểu của các xã, HTX với 04 chuyên đề về tuyên truyền và XTTM, nhãn hiệu, hội nhập...; Tổ chức các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm các mô hình chè tiêu biểu của Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Mộc Châu, Sơn La và đặc biệt là phối hợp với Công ty Tôn Vinh để xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các xã trên địa bàn Thành phố để tăng giá trị và thu nhập, cải thiện đời sống cho bà con nông dân.    

 Trong 3 năm qua, Thành phố tập trung hỗ trợ người dân từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm chè bằng nhiều hình thức; sản xuất nguyên liệu chè búp tươi an toàn, chất lượng; chế biến chè quy mô nông hộ đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất chế biến tiêu thụ chè, gắn với các hoạt động văn hoá dân tộc, du lịch... Cùng với đó là có chính sách thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào chế biến, tiêu thụ chè; khuyến khích liên doanh, liên kết giữa người sản xuất với các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm; liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đẩy mạnh khâu tiêu thụ sản phẩm mang lại thu nhập và giá trị cho người nông dân.

        Với những kết quả đạt được về diện tích, năng suất, chất lượng và hiệu quả của mô hình sản xuất và tiêu thụ chè an toàn trong 3 năm qua. Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trong những năm tiếp theo, từng bước xây dựng thành các vùng sản xuất chè sạch, an toàn, tiến tới xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu chè sạch, an toàn Hà Nội giai đoạn 2012-2016.

                                                                                     Nguyễn Bá Bằng-Trung tâm Phát triển cây trồng HN

 

Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5029
Tổng lượng truy cập: 27967895