Theo báo cáo đánh giá của tổ chuyên gia năm 2013 – 2014 là năm rất khó khăn đối với các chuyên gia nông nghiệp Hà Nội tại Mozambich, điều kiện khí hậu thời tiết khô hạn, nắng nóng; mưa lớn kéo dài, hệ thống các công trình thủy lợi rất yếu kém, lạc hậu; Máy móc phục vụ chống úng, chống hạn gần như không có, máy bơm cũ hỏng hóc không sử dụng được, kế hoạch lắp máy bơm mới không đảm bảo đúng tiến độ … đã ảnh hưởng rất lớn đến thời vụ sản xuất và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2013 – 2014 của các chuyên gia nông nghiệp Việt Nam. Nhưng vượt lên trên những khó khăn đó cán bộ, chuyên gia nông nghiệp Việt Nam luôn quyết tâm phấn đấu và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đoàn chuyên gia đã tạo được các mô hình khảo nghiệm, thực nghiệm có ý nghĩa thực tiến cao, đã sản xuất được 15,397 tấn lúa giống đạt tiêu chuẩn cấp xác nhận (đạt 170% kế hoạch); tổ chức được 19 lớp tập huấn cho 550 lượt cán bộ tham gia; xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa trình diễn 94 ha đạt năng suất 4,1 tấn/ha và trên 70% diện tích sản xuất lúa của nông dân tại vùng triển khai dự án đã đươc đầu tư hệ thống tưới tiêu đủ tiêu chuẩn đáp ứng được mục tiêu của dự án...
Phát biểu tại hội nghị Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mozambich tại Việt Nam cho rằng dự án PANA tổ chức tại tỉnh Zambezia nước Cộng hòa Mozambich giai đoạn vừa qua đã đạt được kết quả cao so với mong đợi, Diện tích mô hình trình diễn thực hiện 94ha (đạt 94%) là một phát triển tốt. Tuy nhiên điều đó vẫn là chưa đủ so với Mozambich và đề nghị mở rộng lên 500-800ha, Ngài Đại sứ hy vọng dự án sẽ mở rộng ra nhiều vùng hơn nữa và những kỹ thuật canh tác, tưới tiêu, thủy lợi sẽ được phổ biến tới nhiều người dân Mozambich. Ngài Đại sứ cho biết sẽ báo cáo chính phủ Mozambich về những kết quả này và hy vọng dự án sẽ mở rộng hơn nữa tới nhiều tỉnh khác của đất nước.
Tại Hội nghị đại diện tổ chức JICA – Nhật Bản, bà Mai Anh cho biết sẽ báo cáo kết quả hội nghị và những kiến nghị của ngài Đại Sứ, của Bộ Nông nghiệp và Sở Nông nghiệp Hà Nội về JICA nhật tại Tôkyo về những đề xuất của các bên trên cơ sở phía Mozambich phải có kế hoạch, phướng án, lộ trình địa điểm triển khai cụ thể gửi tổ chức JICA.
Theo bà Hoàng Thị Hòa – Giám đốc Văn phòng dự án hợp tác quốc tế phát triển nông nghiệp Mozambich châu phi tại Hà Nội, năm 2013 – 2014 là năm cuối của dự án PANA, đoàn chuyên gia nông nghiệp của Hà Nội đã hoàn thành suất xắc những nội dung, khối lượng công việc mà phía Việt Nam đảm nhiệm, các chuyên gia nông nghiệp Hà Nội đã tạo được các mô hình khảo nghiệm, thực nghiệm, mô hình trình diễn có ý nghĩa thực tiễn, từng bước thay đổi được tập quán canh tác lúa truyền thống của nông dân sang hình thức canh tác mới đạt năng suất hiệu quả cao.
Kết thúc hội nghị, ông Ngô Đại Ngọc – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã đánh giá cao kết quả của đoàn chuyên gia nông nghiệp Hà Nội và kiến nghị để xuất với tổ chức JICA – Nhật Bản, các cấp có thẩm quyền ở Mozabambich, UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu, xem xét cho tiếp tục mở rộng dự án để nông dân Mozambich làm chủ được những kỹ thuật canh tác lúa đã được chuyển giao làm tiền đề để nông dân sản xuất lúa đạt nang suất hiệu quả cao, từng bước xây dựng vùng Intabo thành vùng trọng điểm sản xuất lúa của Mozambich và qua đó thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản, Việt Nam và Mozambich lên tầm cao mới./.
Nguyễn Bá Bằng-Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội