Phát huy lợi thế tạo ra vùng sản xuất hàng hoá quy mô lớn
Chiều 18/9/2012, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái đã đi thăm và trao giấy chứng nhận VietGAP cho mô hình thâm canh nhãn chín muộn tại huyện Hoài Đức.

Nhãn chín muộn là loại cây ăn quả đặc sản, có nguồn gốc tại Hà Nội. Đây là 1 trong 4 loại cây ăn quả nằm trong đề án phát triển một số loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao của thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016, nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung phát triển. Đầu năm 2011, Trung tâm giống cây trồng Hà Nội đã xác định, quy hoạch vùng sản xuất nhãn chín muộn tập trung dọc theo bãi sông Đáy, trung tâm là xã Đại Thành (Quốc Oai) và xã An Thượng (Hoài Đức) sau đó phát triển rộng ra các xã xung quanh. Ngoài ra Trung tâm giống cây trồng thành phố còn triển khai thâm canh 60ha, trồng mới 10 ha và ghép cải tạo vườn tạp kém hiệu quả bằng nhãn chín muộn 5ha tại một số xã của huyện Hoài Đức.

Tại 2 xã Đại Thành và xã An Thượng có diện tích trồng nhãn tương đối lớn và tập trung, xã Đại Thành hiện có 115 ha nhãn muộn, xã An Thượng có 50ha. Do đây là giống nhãn chín muộn nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao (từ 700 đến 800 triệu đồng/ha/năm), nhiều xã lân cận đang có nhu cầu mở rộng diện tích cây ăn quả đặc sản này.
 
Cùng với việc mở rộng diện tích trồng nhãn, Trung tâm giống cây trồng thành phố còn tổ chức 4 đợt tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nhãn giai đoạn ra hoa đậu quả và giai đoạn phát triển quả. Chương trình thâm canh nhãn chín muộn đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, nếu như năm 2010 tổng thu mới chỉ đạt 120 triệu đồng/ha thì đến năm 2012 đã tăng lên 137 triệu đồng/ha.
 
Tại buổi thăm mô hình, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái cho rằng, đây là một mô hình sản xuất mang giá trị kinh tế cao, đảm bảo chất lượng an toàn. Để phát triển mô hình này, trong thời gian tới, thành phố sẽ có một số chính sách hỗ trợ như cho các hộ nông dân thuê đất dài hạn để yên tâm sản xuất; hỗ trợ vốn, vật tư để xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trang trại lớn. Đặc biệt, thành phố có chính sách hỗ trợ giống cây trồng có năng suất cao để mở rộng quy mô sản xuất, tổ chức nhiều lớp tập huấn giới thiệu về các mô hình trồng cây ăn quả hiệu quả cao cho các địa phương khác.
 
Đối với việc phát triển mô hình nhãn chín muộn ở Hoài Đức, Sở Nông nghiệp và PTNT cần sớm nghiên cứu đề tài bảo quản nhãn, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu xây dựng thương hiệu nhãn chín muộn Hà Nội từ đó tìm kiếm mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
 
\"\"

Phó Bí thư Nguyễn Công Soái trao giấy chứng nhận VietGAP tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức

 

 * Chiều cùng ngày, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Công Soái đã tới dự và trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt) cho sản phẩm nhãn chín muộn của xã An Thượng, huyện Hoài Đức. Mô hình được trao chứng nhận VietGAP có diện tích 20ha, sản lượng 256,7 tấn/năm thuộc Hội sản xuất, kinh doanh nhãn chín muộn huyện Hoài Đức.  

Nguyễn Văn Hữu   UBND Thành phố


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 7524
Tổng lượng truy cập: 22303093