Định hướng sản xuất vụ Đông năm 2012-2013
Cây vụ đông có vị trí rất quan trọng, là vụ sản xuất chính và tăng thu nhập cho nông dân các địa phương ngoại thành, góp phần tăng sản phẩm xã hội. Khó khăn nhất của sản xuất vụ đông là thời gian sinh trưởng của lúa xuân kéo dài làm ảnh hưởng tới thời vụ, nguồn giống cho vụ mùa và vụ đông.

  I. Chủ trương: Đảm bảo diện tích gieo trồng vụ đông, chủ lực là cây đậu tương, ngô ngắn ngày, tăng diện tích cây khoai tây, khoai lang gieo trồng trên đất 2 lúa. Gieo trồng cây rau màu có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. 

      II. Kế hoạch sản xuất vụ đông 2012-2013

    Tổng diện tích gieo trồng trên toàn địa bàn Thành phố HN: 65.070 ha, bao gồm:
    Đậu tương: 30.589 ha, năng suất 16 tạ/ha; ngô: 11.504 ha, năng suất 45 tạ/ha; lạc: 1.234 ha, năng suất 19 tạ/ha; khoai lang: 4.211 ha, năng suất 90 tạ/ha; khoai tây: 2.530 ha, năng suất 160 tạ/ha; rau đậu các loại: 13.073 ha, năng suất: 200 tạ/ha; hoa, cây cảnh: 1045 ha, cây trồng khác 794 ha phấn đấu đạt giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.
      Giá trị sản xuất trồng trọt vụ đông 2012 -2013 phấn đấu đạt trên 2.500 tỷ đồng.
       III. Giải pháp để giành vụ đông thắng lợi
Để thực hiện tốt kế hoạch diện tích, năng suất cây trồng vụ đông cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Cơ cấu giống đậu tương, ngô ngắn ngày là chủ lực, tăng cường cây khoai tây, khoai lang.
- Thực hiện đúngthời vụ gieo trồng.
-Làm tốtcông tác thuỷ lợi.
- Thực hiện tốt các biện pháp thâm canh.
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời.
- Gieo trồng lạc vụ đông để làm giống cho vụ xuân.
    1. Cơ cấu giống ngắn ngày là chủ lực
Sử dụng các giống cây trồng ngắn ngày, năng suất cao, chất lượng tốt, giá trị cao.
       +Đậu tương: cơ cấu giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn (<85 ngày) như: ĐT-12, Đ8, ĐVN9, AK06: 50% diện tích.
Các giống có thời gian sinh trưởng trung bình (85-95 ngày) như: ĐVN5, ĐVN6, DT84, DT2001, ĐT22, ĐT26, Đ96-02, Đ9804...50% diện tích.
         +Ngô: gieo trồng bằng các giống ngô lai F1 năng suất cao, nhóm giống ngắn và trung ngày (có thời gian sinh trưởng: 95-115 ngày): VN8960, LVN61, LVN99, LVN45, LVN4, LVN145, NK4300, CP999, CP 3Q, B9681, C919, Pioneer brand 30Y87, HN45. Nhóm ngô thực phẩm: ngô nếp MX2, MX4, VN2, VN6, MX10, Wax44, W48, Mylky 36; ngô ngọt Sugar 75, Sugar 77, Golden Sweeter 90, Đường lai số 10.
      +Lạc: gieo trồng các giống MD7, L23 có thời gian sinh trưởng 105-110 ngày, năng suất cao, kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, gỉ sắt, đốm nâu để làm giống cho vụ xuân.
       +Khoai lang: trồng các giống 143, VX-37, Hoàng Long, TV1, Đồng Thái ...có thời gian sinh trưởng 80-100 ngày.
       +Khoai tây: trồng các giống Solara, Marabel, Bellarosa, Diamon, Sinora, Aladin, Atlantic, KT-2, VT2 có thời gian sinh trưởng 80-90 ngày.
        +Rau: sử dụng các giống hạt lai F1, có nguồn gốc trong nước hoặc nhập nội.
         2. Thực hiện đúng thời vụ gieo trồng
Thu hoạch nhanh gọn lúa mùa để trồng cây vụ đông đúng thời vụ. Thực hiện phương châm “ Sáng lúa, chiều cây vụ đông”.
       +Đậu tương: các giống có thời gian sinh trưởng trung bình như: ĐVN5, ĐVN6, DT84, DT2001, ĐT22, ĐT26, Đ96-02, Đ9804...gieo xong trước 30/9. Các giống ngắn ngày như: ĐT12, Đ8, ĐVN9, AK06 gieo đến 10/10.
        +Ngô: nhóm trung ngày gieo xong trước 20/9; nhóm giống ngắn ngày gieo xong trước 30/9; các giống ngô nếp ngắn ngày: gieo đến 5/10. Áp dụng biện pháp làm ngô bầu để tranh thủ thời gian xuống giống.
           +Lạc: các giống MD7, L23 gieo xong trước 30/9;
           +Khoai lang: trồng cuối tháng 9 đến 5/10, riêng giống TV1 trồng đến 15/10.
           +Khoai tây: trồng giữa tháng 10 đến đầu tháng 11.
           +Rau các loại: căn cứ vào điều kiện thời tiết thuận lợi và thời điểm thu hoạch để xác định thời gian gieo hạt phù hợp với từng loại rau.
          3. Làm tốt công tác thuỷ lợi
Tập trung chỉ đạo, chủ động điều tiết nước đảm bảo giữ độ ẩm đất, rút nước đệm phù hợp để sau khi thu hoạch lúa mùa là trồng ngay cây vụ đông. Đối với các diện tích không tiêu, thoát nước được bằng tự chảy phải chỉ đạo bơm tiêu thoát nước sớm từ 15/9. Chủ động tiêu úng kịp thời, nhất là mùa mưa úng cuối tháng 9 đầu tháng 10 khi cây vụ đông mới gieo trồng và đang gieo trồng.
         4. Thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật thâm canh
 Thực hiện đúng kỹ thụât gieo vãi đậu tương trên nền đất ướt và kỹ thuật trồng lạc che phủ nilon, trồng khoai tây, lạc làm đất tối thiểu.
Bón lót tập trung và cân đối NPK theo yêu cầu của từng loại cây trồng.
Thực hiện bón thúc sớm để cây phát triển mạnh trong thời gian đầu còn ấm, tăng khả năng chống đỡ giai đoạn sau gặp rét.
        5. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời
Coi trọng công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ cây trồng vụ đông, làm tốt công tác dự tính, dự báo: Thư­­ờng xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp tổ chức phòng trừ kịp thời, không để lây lan thành dịch. Chú ý các đối tượng như: sâu khoang, sâu xanh... nhất là ở những nơi năm trước đã có ổ dịch./.

 Nguyễn Văn Hữu   Sở Nông nghiệp & PTNT hà Nội


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1264
Tổng lượng truy cập: 25344896