Biện pháp phòng trừ đạo ôn trên lúa
Biện pháp phòng trừ đạo ôn trên lúa Triệu chứng của bệnh đầu tiên là những \"giọt dầu\" màu xanh tái trên lá non, dần dần bệnh phát triển thành hình thoi, rìa màu nâu đồng, giữa trắng xám. Trên tai lá cổ bông có những điểm màu nâu xám, vết bệnh to dần bao quanh cổ lá làm cho lá héo, bao quanh cổ bông làm cho bông bị héo, bạc trắng, lép lửng.

Cao điểm gây hại trên lá khi lúa ở giai đoạn cuối đẻ nhánh và trên bông khi trỗ.

Bệnh phát sinh gây hại liên quan chặt chẽ với điều kiện thời tiết, giống lúa và chế độ phân bón. Bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện \"ấm và ẩm\". Nhiệt độ 20-28 0 C (trung bình 22-24 0 C), ẩm độ cao. Bệnh xâm nhập và phát tán bào tử phải có giọt nước đọng ở lá, cổ lá, cổ bông khoảng 4 giờ. Cho nên trời âm u, mưa phùn trùng với giai đoạn lúa trỗ, nhất là ruộng rậm rạp, lướt lá, giọt nước đọng lâu, kết hợp với lúa xanh đậm rất thích hợp cho bệnh đạo ôn gây hại. Giống đã nhiễm nặng vụ trước như: Nếp, BC15, Q5, …khả năng bị hại với tỷ lệ (lá, bông) cao. Giống Khang dân có tỷ lệ diện tích lớn, khả năng lây lan nhanh và gây hại trên diện rộng.

Để chủ động phòng trừ phải tăng cường điều tra phát hiện sớm, cần chú ý những ruộng, những giống, những ổ bệnh nặng vụ trước và những ruộng lúa xanh đậm, rậm rạp. Đặc biệt chú ý phát hiện bệnh khi lúa ở giai đoạn đòng già.

Khi phát hiện có bệnh phải ngừng bón các loại phân( kể cả phân bón lá và kích thích sinh trưởng).

Những ruộng bị bệnh nặng cần vơ sạch lá gốc, lá bị bệnh cho ruộng thông thoáng, hạn chế nguồn bệnh trước khi phun thuốc.

Khi phát hiện có 10% lá bị bệnh giai đoạn đẻ nhánh và 1-2% lá hoặc bông bị bệnh giai đoạn đòng, trỗ phải phòng trừ bằng thuốc hoá học .

Thời điểm phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông tốt nhất khi lúa đòng già, bắt đầu trỗ.

Sử dụng thuốc Tryzole 20WP (40gam/sào), Fuji- one 40EC (40-60ml/sào), Beam 75WP (10 gam/ sào)… pha lượng thuốc trên với 30 lít nước (3 bình bơm đeo vai) để phun cho một sào.

Số lần phun thuốc phụ thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, thời tiết và tình trạng cây.

Nếu thời tiết thuận lợi cho bệnh; lúa xanh đậm, rậm rạp, ruộng trũng hẩu; tỷ lệ bệnh trên cổ lá, phiến lá đòng từ 1% trở lên và lúa xanh vàng nhưng tỷ lệ bệnh cao phun 2-3 lần, lần sau cách lần trước 4-5 ngày, lần đầu phun khi lúa bắt đầu trỗ.

Nếu thời tiết không thuận lợi, tỷ lệ bệnh thấp (1-3%), lúa xanh vàng chỉ cần phun 1 lần khi bắt đầu trỗ. Phun đủ lượng nước thuốc đã pha (30 lít cho một sào). Khi phun thuốc trùng với thời điểm lúa trỗ phải phun thuốc vào sáng sớm và buổi chiều, đảm bảo trang bị bảo hộ khi phun thuốc 

admin   Nguyễn Xuân Hồng - Trưởng phòng Trồng trọt


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4373
Tổng lượng truy cập: 22303093