Gương sản xuất điển hình: Mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng
Ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức nhiều gia đình đã biết kết hợp gắn phát triển kinh tế với việc chăm sóc, bảo vệ rừng. Góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và đặc biệt là bảo vệ môi trường sinh thái rừng. Gia đình anh Nguyễn Văn Minh và chị Trịnh thị Chính là một trong những gia đình như thế tại thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn.

 Hiện tại, gia đình anh Minh đang nhận khoán bảo vệ 91ha rừng từ BQL Rừng đặc dụng Hương Sơn, đồng thời gia đình anh còn được giao 10ha đất rừng để phát triển kinh tế. Ngoài thu nhập từ diện tích rừng nhận khoán gia đình anh còn phát triển vườn cây rau sắng trên đất rừng được giao. Rau sắng chỉ ăn lá non và ngọn nên giá bán của loại rau này khá đắt, trung bình bán tại vườn đã có giá từ 150-200 nghìn/kg. Với diện tích 18.000 m2, vườn rau sắng 7-8 năm tuổi của gia đình anh Minh mỗi năm cho thu nhập từ 40 đến 50 triệu đồng. Cây rau sắng vốn là loại cây mọc tự nhiên trên vách đá ở núi rừng Hương Sơn. Không giống như các loại rau khác, rau sắng từ khi trồng đến khi được hái lá lần đầu tiên, phải mất ít nhất 3-5 năm và sau 6 năm mới được thu hoạch với số lượng lớn. Đến khi những chiếc lá sắng đâm chồi nảy lộc cũng là mùa thu hoạch chính của cây rau sắng, đó là từ tháng giêng đến tháng ba âm lịch hàng năm, đúng vào dịp lễ hội Chùa Hương nên cây rau sắng rất được khách du lịch ưa chuộng.

Theo anh Minh do phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng nên chỉ ở núi rừng Hương Sơn, cây rau sắng mới có thể sinh sống, phát triển và cho chất lượng tốt nhất. Điều khác với phần lớn các loại cây rau khác, rau sắng có cây cái và cây đực. Cây cái dân gian gọi là cây sắng nếp, mới cho quả và hạt. Gia đình anh cũng chỉ còn một vài cây trên 10 năm tuổi cho quả lấy hạt để ươm cây giống, nên gia đình anh vẫn phải mua giống ở nơi khác để trồng mở rộng diện tích. Khó khăn mà gia đình anh cũng như các hộ trồng rau sắng tại xã Hương Sơn đang gặp phải là thiếu vốn đầu tư cải tạo nguồn nước, phân bón, thuốc Bảo vệ thực vật cũng như kỹ thuật thâm canh, chăm sóc và nhân giống cây. Trong thời gian tới, gia đình anh rất mong nhận được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành để gia đình anh có thể mở rộng diện tích trồng cây rau sắng, tăng gia sản xuất trên quỹ đất rừng 10ha được giao.

 Là loại rau quý hiếm, lại nổi tiếng thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, rau sắng đã trở thành món ăn đặc sản của núi rừng Hương Sơn và du khách thập phương đến với lễ hội Chùa Hương mỗi dịp tết đến xuân về. Cây rau sắng không chỉ có giá trị về mặt kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà còn có tác dụng nâng cao độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, phát triển rừng.Tuy nhiên, diện tích hiện nay trên toàn xã chỉ còn hơn 30ha nằm rải rác trong rừng, do đó việc khôi phục, cải tạo và phát triển loại cây này là vô cùng cần thiết. 

Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 10955
Tổng lượng truy cập: 24888394