Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Nâng cao nghiệp vụ quản lý, bảo vệ rừng
Hằng năm, việc tập huấn nâng cao năng lực, kỹ thuật nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm là nhiệm vụ luôn được Chi cục Kiểm lâm Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) đặc biệt quan tâm. Thông qua tập huấn, lực lượng kiểm lâm Hà Nội kịp thời ứng phó với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp; thành thạo các ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn thành phố.

.

kiem-lam.jpg
Lực lượng kiểm lâm tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng tại huyện Ba Vì. Ảnh: Tiến Lâm

Hà Nội có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là hơn 27.100ha, phân bố ở 60 xã thuộc 6 huyện: Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Thạch Thất, Chương Mỹ, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây. Rừng trên địa bàn Hà Nội không nhiều, nhưng có vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phục vụ các hoạt động dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và gắn với những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Với nhiều hoạt động của con người trong quá trình khai thác sử dụng giá trị của rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bộc lộ nhiều hạn chế; rừng tiếp tục bị suy thoái ở một số nơi và diễn biến phức tạp, hiện tượng chặt phá, săn bắt động vật rừng, lấn chiếm rừng, chuyển đổi rừng bất hợp pháp vẫn diễn ra…

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Nguyễn Tiến Lâm cho biết, để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, những năm qua, chi cục đã triển khai Đề án “Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm, cán bộ quản lý các cấp và các chủ rừng, cộng đồng dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội” dưới hình thức tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm, cập nhật kiến thức về công tác quản lý trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Tiêu biểu, cán bộ, kiểm lâm được cập nhật các quy định của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16-11-2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 1-1-2019 của Chính phủ về kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27-12-2019 của Bộ NN&PTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 26-4-2024 của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và bảo vệ động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định số 171/QĐ-TTg ngày 7-2-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030…

Đặc biệt, tổ chức tập huấn nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp tại Kết luận số 61-KL/TƯ ngày 17-8-2023 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TƯ ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đồng thời, tập huấn đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của rừng, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sinh hoạt, sản xuất, tiêu dùng, tạo động lực cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

“Sau khi tham dự lớp tập huấn, chúng tôi yêu cầu cán bộ, công chức kiểm lâm phải tích cực trau dồi nghiệp vụ, nêu cao tinh thần học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để áp dụng tốt tại đơn vị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung của ngành Kiểm lâm Hà Nội trong thời gian tới”, ông Nguyễn Tiến Lâm nhấn mạnh.

Là cán bộ trẻ tham gia lớp tập huấn, chuyên viên Phòng Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm Hà Nội) Nguyễn Thành Long cho biết, đã được cập nhật nhiều kiến thức, thông tin mới trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và nâng cao nghiệp vụ trong sử dụng phần mềm quản lý, theo dõi diễn biến rừng tiên tiến để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. Còn Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm số 4 (phụ trách địa bàn Sóc Sơn) Nguyễn Văn Hải khẳng định, chương trình tập huấn hằng năm giúp cán bộ kiểm lâm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng; tham mưu cho chi cục và UBND huyện, thị xã những giải pháp phòng, chống cháy rừng, xử lý các trường hợp lấn chiếm đất rừng, chặt phá lâm sinh và buôn bán trái phép động vật hoang dã được kịp thời, nhằm bảo vệ hiệu quả diện tích rừng hiện có của Hà Nội.

Báo Hà Nội mới

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 4806
Tổng lượng truy cập: 24888394