Xã Đại Thành phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực
Nhãn chín muộn Đại Thành, Quốc Oai từ lâu đã trở thành cây đặc sản và là cây trồng chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương, cũng là giống quả chủ lực trong chiến lược phát triển cây ăn quả của Thủ đô. Hiện nhãn chín muộn Đại Thành đã được xuất khẩu sang  một số nước, được người tiêu dùng ưa chuộng. Để phát huy thế mạnh cây trồng chủ lực này, hiện ngành nông nghiệp Hà Nội cũng như huyện Quốc Oai đang tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng nhãn chín muộn an toàn để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng trái cây này sang các thị trường tiềm năng.

Ông Đinh Văn Phích - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Đại Thành cho biết: Hiện toàn xã có 165ha trồng cây ăn quả, trong đó có 115ha trồng nhãn chín muộn đã cho thu hoạch. Đây là giống nhãn chất lượng cao, có hương vị đặc biệt, thời gian thu hoạch muộn hơn nhãn đại trà một tháng (thu hoạch từ 15/8-20/9), cho hiệu quả kinh tế cao. Với lợi thế về thổ nhưỡng, là nơi lưu giữ nguồn gen giống nhãn chín muộn lâu năm nhất Hà Nội, đến nay, cây nhãn chín muộn đã trở thành cây trồng chủ lực, làm giàu của người dân xã Đại Thành. Năm 2013, nhãn chín muộn Đại Thành Quốc Oai được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đây là tiền đề quan trọng để nhãn chín muộn khẳng định chất lượng và uy tín với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Từ đầu năm 2016, thực hiện Chương trình 02-CTr/TU về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020” trong đó có nội dụng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. UBND huyện Quốc Oai đã phê duyệt Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi xã Đại Thành, theo đó, chuyển toàn bộ diện tích đất nông nghiệp trong khu Đồng và khu Bãi sang trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia cầm, hướng tới phát triển nông nghiệp du lịch sinh thái, trong đó chủ lực là cây nhãn chín muộn.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ nhãn chín muộn, UBND huyện Quốc Oai và Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nông dân xã Đại Thành trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, hỗ trợ đầu tư thâm canh, sản xuất nhãn theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, tổ chức các hoạt động hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại và hướng dẫn các hộ chứng nhận chất lượng sản phẩm nông sản an toàn. Hiện năng suất nhãn toàn xã Đại Thành đạt 2.000 tấn/năm, với thị trường tiêu thụ ổn định là hệ thống các siêu thị lớn như: BigC, Fivimart, các chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch. Đặc biệt, từ năm 2016, nhãn chín muộn Đại Thành đã xuất khẩu sang Malaysia... Theo thống kê của UBND xã Đại Thành, năm 2016, toàn xã thu về hơn 40 tỷ đồng từ trồng nhãn chín muộn. Nhờ cây trồng này, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu và ổn định cuộc sống.

Năm 2018 được đánh giá là năm có thời tiết thuận lợi cho cây nhãn ra hoa, kết quả, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật và kinh nghiệm qua nhiều năm sản xuất, hiện toàn bộ diện tích nhãn trên địa bàn xã đã kết trái, tỷ lệ đậu quả cao, hứa hẹn năm nay sẽ là năm được mùa nhãn chín muộn với sản lượng dự kiến đạt 2.500 tấn.

Để hướng đến xuất khẩu rộng rãi tới nhiều thị trường trên thế giới, Sở NN&PTNT Hà Nội đang phối hợp với UBND huyện Quốc Oai, UBND xã Đại Thành đưa ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng trồng nhãn Đại Thành thành vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 200ha; đồng thời, đầu tư hệ thống bảo quản, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối doanh nghiệp… nhằm phát triển bền vững vùng nhãn chín muộn trọng điểm của Hà Nội.      

Lưu Thị Phượng - Phòng Thông tin tuyên truyền & XTTM - TTKN Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8567
Tổng lượng truy cập: 25332407