Kết quả điều tra đánh giá thực trạng sản xuất giống quýt Đường Canh tại một số vùng trồng chính trên địa bàn thành phố Hà Nội

Quýt Đường Canh là một trong những loại cây có giá trị kinh tế cao của thành phố Hà Nội, tuy nhiên trong những năm gần đây việc sản xuất quýt Đường Canh mang tính tự phát nhiều vườn cây có biểu biện già cỗi, sâu bệnh hại, năng suất thấp, chất lượng không ổn định, giá trị sản phẩm quýt Đường Canh đặc sản ngày càng giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng kể trên như: Kỹ thuật canh tác chưa đảm bảo, công tác quản lý nhân giống chưa chặt chẽ, sản xuất tự phát theo nhu cầu thị trường, mắt ghép khai thác từ cây mẹ không đủ tiêu chuẩn, cây giống chất lượng không đồng đều, không đủ tiêu chuẩn xuất vườn.

Năm 2017, để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cây giống quýt Đường Canh, Phòng Trồng trọt đã phối hợp với Viện nghiên cứu rau quả tiến hành điều tra đánh giá thực trạng sản xuất giống quýt Đường Canh tại một số vùng trồng chính của thành phố Hà Nội. Việc điều tra được tiến hành tại 3 huyện có diện tích trồng cam canh phổ biến, đó là: Thanh Oai, Hoài Đức và Gia Lâm

Về phương pháp tiến hành: Các thông tin về ảnh hưởng cây giống đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng được thu thập từ điều tra, phỏng vấn các trang trại, hộ nông dân trực tiếp sản xuất cây giống và trồng quýt Đường Canh, bao gồm các chỉ tiêu:

+ Vật liệu trồng, mật độ trồng; Địa chỉ mua cây giống quýt; Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống quýt Đường Canh.

+ Quan sát, đánh giá thực tế tại vườn sản xuất và vườn nhân giống của các nông hộ về: Bộ rễ, tiếp hợp gốc ghép và cành ghép, sâu bệnh hại, ...

+ Các vấn đề phát sinh trong canh tác quýt Đường Canh

+ Kỹ thuật sản xuất cây giống quýt Đường Canh tại các nông hộ so với quy trình sản xuất cây ăn quả có múi đã được ban hành về: Giống gốc ghép sử dụng nhân giống, tiêu chuẩn cây gốc ghép, kích thước túi bầu, giá để đóng bầu, kỹ thuật ghép, chăm sóc cây con, tiêu chuẩn cây giống xuất vườn, ...

+ Tiến hành kiểm tra chất lượng cây giống tại các cơ sở sản xuất căn cứ vào bảng tiêu chuẩn cây giống đã được ban hành tại TCVN 9032:2013 do Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

* Yêu cầu về kích thước cây giống khi xuất vườn giống quýt Đường Canh

TT

Chỉ tiêu

Loại I

Loại II

1

Chiều cao cây tính từ mặt bầu (cm)

> 60

50 – 60

2

Chiều dài cành ghép tính từ vết ghép đến ngọn cành dài nhất (cm)

> 40

30-40

3

Đường kính gốc ghép đo cách mặt bầu 10 cm (cm)

> 0,8

0,6–0,8

4

Đường kính cành ghép đo trên vết ghép 2 cm (cm)

> 0,7

0,5-0,6

5

Số cành cấp I

2-3

1-3

* Chỉ tiêu và phương pháp kiểm tra

Tên chỉ tiêu

Phương pháp kiểm tra

1. Hình thái chung

Quan sát bằng mắt thường và mô tả bằng từ ngữ

2. Bộ lá

Quan sát bằng mắt thường và mô tả bằng từ ngữ

3. Đường kính thân

Sử dụng thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm, đo tại vị trí phía trên vết ghép 2 cm

4. Chiều cao

Sử dụng thước dây có độ chính xác 1 mm, đo từ mặt bầu tới đỉnh sinh trưởng của phần thân ghép

5. Tuổi cây

Kiểm tra nhật ký/hồ sơ của cơ sở sản xuất cây giống liên quan đến thời gian ghép của từng lô cây giống

6. Sâu bệnh

Quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp

7. Độ chuẩn giống

Đánh giá dựa vào hồ sơ nguồn gốc vật liệu nhân giống, giống gốc ghép, mô tả các hình thái, chỉ tiêu đặc trưng của giống.

* Phương pháp phân tích số liệu:

- Mô tả đặc điểm về các kỹ thuật sản xuất đang đươc áp dụng và mô tả, đo đếm trực tiếp trên đồng ruộng.

- Áp dụng phương pháp thống kê để phân tích, đánh giá các kết quả điều tra thu thập được từ các trang trại, các hộ nông dân sản xuất giống quýt Đường Canh để đưa ra được hiện trạng áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất tại các địa phương.

* Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy:

- 100% các cơ sở sản xuất cây giống quýt Đường Canh tự phát người dân không có nhà lưới cách ly với môi giới truyền bệnh.

- Túi bầu dùng để sản xuất cây giống có kích thước nhỏ (9 x 11 cm; 11 x 13 cm), giá thể đóng bầu chưa đạt tiêu chuẩn, không có độ tơi xốp, trọng lượng nặng, không xử lý nấm bệnh. Túi bầu không ghi nhãn mác, địa chỉ sản xuất.

- Loại gốc ghép đang được sử dụng chủ yếu cho nhân giống quýt Đường Canh là gốc bưởi chua. Do không tương thích nên sau trồng vài năm tổ hợp gốc  ghép xuất hiện hiện tượng “chân voi” – gốc bưởi có thế sinh trưởng hơn cành ghép quýt.

- Mắt ghép quýt Đường Canh sử dụng nhân giống tại các nông hộ được khai thác tại các vườn sản xuất quả của gia đình, chưa qua công tác tuyển chọn, bình tuyển cây đầu dòng, xét nghiệm bệnh.

- Người dân chủ yếu mua giống tại các cửa hàng nhà vườn tự sản xuất chất lượng cây giống chưa đảm bảo tiêu chuẩn.

Từ những đánh giá về hiện trạng sản xuất nêu trên, những yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng cây con giống quýt Đường Canh là:

- Hầu hết cây con giống quýt Đường Canh được sản xuất tại những cơ chưa đảm bảo.

- Đa số cây quýt giống chưa được khai thác từ cây đầu dòng;

- Các yếu tố chính quyết định chất lượng cây giống quýt đường canh như: túi bầu, mắt ghép, gốc ghép,… chưa đảm bảo.

Để khắc phục các tồn tại cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra về nhân giống quýt Đường Canh, các tổ chức, cá nhân sản xuất giống với mục đích thương mại phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về lĩnh vực giống cây trồng.

- Có địa điểm sản xuất giống cây trồng phù hợp với quy hoạch của ngành Nông nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

- Có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loại giống cây ăn quả có múi: Nhà lưới cách ly, cây mẹ khai thác mắt ghép, ....

- Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật đã được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, bảo vệ thực vật./.

Nguyễn Thị Thoa – Trưởng phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8340
Tổng lượng truy cập: 25332407