Giải pháp nhân rộng mô hình nông dân không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Hà Nội có 157.050 ha đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây hàng năm cao nhất vùng với gần 300 nghìn ha và trên 21 nghìn ha cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm. Năng suất, sản lượng, giá trị cây trồng chính tương đương và cao hơn các tỉnh trong vùng. Năm 2015, diện tích gieo trồng lúa 200.531 ha, năng suất 58,3 tạ/ha, sản lượng 1.169.463 tấn. Năm 2016, diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 281.953 ha (lúa 197.149 ha, năng suất 56,28 tạ/ha, sản lượng 1109582 tấn; rau 32.290 ha, năng suất 207,5 tạ/ha, sản lượng 670.089 tấn,…); cây ăn quả 16.748,2 ha (chuối diện tích 3.267 ha, năng suất 266,2 tạ/ha, sản lượng 77.050 tấn; bưởi diện tích 3.806 ha, năng suất 149,9 tạ/ha, sản lượng 42.823 tấn,…); chè diện tích 3.355 ha, năng suất 77,7 tạ/ha, sản lượng24.884 tấn,…Năm 2017, diện tích gieo trồng rau 33.537 ha, năng suất 209,3 tạ/ha, sản lượng 701.912 tấn; cây lâu năm 21.281 ha: cây bưởi, cam, quýt 6.262 ha, chuối 3.288 ha, nhãn 1.809 ha, vải 890 ha, chè 2.790 ha.

Theo số liệu thống kê năm 2016, Việt Nam có 10,2 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp, sử dụng 100 nghìn tấn thuốc BVTV (gần 10 kg/ha)-chi phí khoảng 700 triệu USD (không kể tạm nhập tái xuất 15%). Sử dụng 11,26 triệu tấn phân bón-chi phí khoảng 2,9 tỷ USD (1104 kg/ha-chi phí khoảng 281 USD/ha): đạm 2,2 triệu tấn (216 kg/ha), DAP 0,9 triệu tấn (88 kg/ha), đạm SA 0,9 triệu tấn (88 kg/ha), kali 0,96 triệu tấn (94 kg/ha), lân 1,8 triệu tấn (176 kg/ha), NPK 4 triệu tấn (392 kg/ha), phân vi sinh, phân bón lá 0,5 triệu tấn (49 kg/ha).

Theo số liệu điều tra của chi cục BVTV, lượng thuốc BVTV sử dụng tại Hà Nội không nhiều, lượng thuốc BVTV qua các  năm 2014, 2015, 2016, 2017 sử dụng tương ứng là 251-287-316-265 tấn, chi phí khoảng 40-45 tỷ đồng chỉ bằng 0,25-0,32% so với toàn quốc. Lượng thuốc BVTV sử dụng cho 01 ha sản xuất nông nghiệp từ 1,6-2 kg (trung bình toàn quốc 10 kg/ha, gấp 5-6 lần Hà Nội), hàng năm tiết kiệm khoảng 200 tỷ đồng. Có những huyện sử dụng rất ít thuốc BVTV, có tỷ lệ cao nông dân không sử dụng thuốc sâu bệnh thuộc huyện Thanh Oai, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thường Tín, Phú Xuyên, có xã sử dụng rất ít thuốc BVTV (Đỗ Động, Đại Nghĩa, Hợp Tiến,…). So với Hà Nội, toàn quốc đang lãng phí khoảng 80% lượng thuốc BVTV, tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế, có nguy cơ cao đến ATTP, ảnh hưởng sức khỏe và môi trường. Thực trạng sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc BVTV, cụ thể như sau:

Về sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV: trên địa bàn Thành phố có 95 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thuốc BVTV, trong đó có 03 xưởng sản xuất, gia công sang chai đóng gói, 35 doanh nghiệp có kho lưu chứa thuốc BVTV, cấp 92/95 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV cho doanh nghiệp; có 1.779 cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp (giống, phân bón và thuốc BVTV), trong đó có 1.219 cửa hàng bán thuốc BVTV (chiếm 68%), cấp 641 giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc BVTV cho cửa hàng, đại lý (chiếm 53%).

Về sử dụng thuốc BVTV: lượng thuốc BVTV kinh doanh và sử dụng của các quận huyện thị xã năm 2014, 2015, 2016, có huyện rất thấp như: Mỹ Đức (1,7-3,9-3,5 tấn), Thanh Oai (1,7-1,1-2,9 tấn), Chương Mỹ (3,3-4,1-3,6 tấn),…có những huyện rất cao như: Mê Linh (55,5-81,6-94,6 tấn), Hoài Đức (39,4- 21,3-15,6 tấn), Đông Anh (29,9- 35,4-34,8 tấn), Từ Liêm (7,2-25,7-38 tấn), Ba Vì (23,3-22,9-22,2 tấn),…Chỉ tiêu biểu thị quan trọng và cụ thể nhất là lượng thuốc sử dụng cho 01 ha đất sản xuất nông nghiệp; lượng thuốc sử dụng của các quận huyện thị xã cũng có huyện rất thấp như: Thanh Oai (0,2-0,1-0,4 kg/ha), Mỹ Đức (0,2-0,4-0,4 kg/ha), Chương Mỹ (0,2-0,3-0,3 kg/ha), Ứng Hòa (0,9-0,4-0,3), Sơn Tây (0,4-0,4-0,4), Thạch Thất (0,6-0,7-0,5), Sóc Sơn (0,6-0,8-0,7 kg/ha), Thường Tín (0,6-0,9-1 kg/ha), Quốc Oai (0,9-1-0,7 kg/ha),…có những huyện rất cao như: Từ Liêm (2,8-9,8-14,6 kg/ha), Mê Linh (6,9-10,1-11,7 kg/ha), Hoài Đức (8,8-4,8-3,5 kg/ha), Đông Anh (3-3,6-3,5 kg/ha), Gia Lâm (1,8-3,6-4,1 kg/ha ), Đan Phượng (4,1-2,8-3,2 kg/ha),…

Theo con số liệu điều tra của Chi cục BVTV, Hà Nội sử dụng ít phân bón, lượng phân bón sử dụng năm 2015 là 51.988 tấn (346 kg/ha): đạm 13.756 tấn (92 kg/ha), lân 16.800 tấn (112 kg/ha), ka li 11.840 tấn (79 kg/ha), NPK + phân khác 11.223 tấn (75 kg/ha); lượng phân bón sử dụng trung bình toàn quốc cao gấp 3,1 lần so với Hà Nội, so với toàn quốc, hàng năm Hà Nội tiết kiệm được khoảng 670 tỷ đồng. So với Hà Nội, toàn quốc đang lãng phí khoảng 70% lượng phân bón, tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả kinh tế, có nguy cơ cao đến sức khỏe của đất, sâu bệnh, ATTP, sức khỏe cộng đồng và môi trường.

          Mô hình tiêu biểu giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV như: xã Đỗ Động (Thanh Oai) là địa phương thuần nông, thu nhập chính từ nông nghiệp, có 4 thôn, 1504 hộ, 02 cửa hành kinh doanh vật tư nông nghiệp chủ yếu bán phân bón, giống. Diện tích lúa 426,7 ha, cây ăn quả 12,1 ha, rau 3- 4,6 ha, vụ đông 10,5-11,8 ha. Năm 2015, 2016, 2017: vụ xuân cơ cấu chủ yếu giống lúa Bắc thơm (giá trị gần gấp rưỡi giống Khang Dân) tương ứng là 60-63-68%, vụ mùa tương ứng là 42-45-40%. Trạm BVTV Thanh Oai phối hợp với xã Đỗ Động tổ chức 8 lớp học đồng ruộng về IPM, SRI và 3 lớp tập huấn ngắn hạn cho 500 nông dân tham gia, cùng với 10 ha mô hình ứng dụng SRI. Năm 2015, 2016, 2017: diện tích ứng dụng Hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) vụ xuân 295-340-390 ha (69-91%), ứng dụng toàn phần 28-30-32 ha (7%), số hộ hầu như không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh là 1354-1340-1350 hộ/1504  hộ (90%); vụ mùa ứng dụng từng phần 270-305-357 ha (63-84%), ứng dụng toàn phần 15-20-26 ha (5%), số hộ hầu như không sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh là 1270-1363-1385 hộ/1504  hộ (84-90%). Hàng năm sử dụng khoảng 30 kg thuốc trừ phòng trừ sâu bệnh, tổ chức diệt chuột đồng loạt cuối tháng 3, tháng 7 (Thành phố, huyện hỗ trợ thuốc),  diện tích, mức độ hại do chuột, sâu bệnh thấp, sử dụng rất ít thuốc BVTV, lúa có năng suất khá, giá trị sản xuất cao.

- Nguyên nhân Hà Nội sử dụng ít thuốc BVTV, phân bón:

(1) Nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý được tiếp cận kiến thức kỹ năng canh tác và nhận thức về hệ sinh thái:

Để nâng cao kiến thức kỹ năng canh tác, nhận thức về hệ sinh thái cho nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, Chi cục BVTV đã triển khai đồng bộ các hoạt động: đào tạo giảng viên, lớp học đồng rộng, tờ hướng dẫn, đĩa CD, VCD, hội nghị đầu bờ, báo, truyền thanh, truyền hình,…trong đó cốt lõi là tổ chức lớp học đồng rộng về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) trên lúa, rau, hoa, quả cho nông dân như: tổ chức 5011 lớp học đồng ruộng về IPM cho 124.703 nông dân; trong đó: lúa 1709 lớp, rau 1641 lớp, hoa 46 lớp, ngô 2 lớp, lạc 2 lớp, đậu tương 2 lớp, chè 3 lớp, cây ăn quả 6 lớp; tổ chức 953 lớp nghiên cứu về canh tác, không sử dụng thuốc BVTV: che phủ nilon, bẫy chua ngọt, Flykill, ngâm nước ruộng, bón khô dầu đậu tương,...và 205 mô hình SRI (từ 4 đến 50 ha) với diện tích 4.272 ha. Đến nay, diện tích ứng dụng từng phần và toàn phần SRI đạt cao (60%); diện tích rau được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đạt trên 5000 ha, rau hữu cơ trên 50 ha giúp giảm giống, giảm đạm, giảm sâu bệnh, giảm sử dụng thuôc BVTV, giảm nước tưới, tăng năng suất, giảm chi phí, hiệu quả kinh tế cao: có trên 1000 ha lúa nếp cái hoa vàng hiệu quả rất cao (100 triệu đồng/ha/vụ), trên 1200 ha RAT giá trị sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ha/năm, rau Hà Nội cơ bản an toàn (chỉ có 1-2% mẫu kiểm nghiệm vượt dư lượng tối đa cho phép thuốc BVTV). Diện tích nhiễm và mức độ hại do sâu bệnh rất thấp, góp phần liên tục được mùa, là một trong những địa phương có năng suất cây trồng chính cao nhất vùng.

Đánh giá của tiến sĩ Jonathan Pincus Đại học Luân Đôn nghiên cứu những thay đổi của nông dân trước và sau khi tham gia lớp học đồng ruộng(trong 3 năm 1996-1997-1998) trên 79 nông dân của 17 xã (11 huyện) với 235 thửa ruộng cho thấy: nông dân sau khi học đã thay đổi tập quán canh tác, giảm số lần sử dụng thuốc (từ 1,1 lần xuống 0,2 lần/vụ) trong đó thuốc trừ sâu giảm 80% (từ 0,74 lần xuống 0,1 lần/vụ), số thửa không sử dụng thuốc BVTV từ 40% tăng lên 82%, chi phí thuốc BVTV  giảm từ 106 xuống 23 nghìn đồng/ha.

Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 1387
Tổng lượng truy cập: 25344896