1. Thời vụ
- Vụ xuân: Trồng tháng 2 - 4
- Vụ thu đông: Trồng tháng 8 -10
2. Tiêu chuẩn cây giống
Sử dụng cây giống sạch bệnh, được sản xuất từ vật liệu có nguồn gốc rõ ràng và cơ sở có uy tín.
3. Chuẩn bị đất, trồng cây
a. Đất trồng
- Đất trồng phải đảm bảo đủ điều kiện cho sản xuất quả an toàn theo qui định tại mục II của quy trình này.
- Đất trồng phù hợp cho cây bưởi diễn là đất thoát nước tốt, thành phần cơ giới đất cát pha, phù sa ven sông hoặc thịt nhẹ, độ pH từ 5,5 - 6,5.
b. Chuẩn bị hố trồng
Đào hố kích thước: 0,6x 0,6 x 0,6 m. Bón lót (phân hữu cơ ủ hoai: 20 - 30kg/hố; phân hữu cơ vi sinh 10kg/hố; super lân: 1,5kg/hố; kalisulfat: 0,3kg/hố; NPK Lâm thao: 2kg/hố; 01 kg vôi bột). Sau khi bón dùng đất đắp ụ trên mặt hố cao 20 - 30cm, đường kính 0,8 - 1,0m. Công việc này phải thực hiện trước khi trồng từ 10 - 15 ngày.
c. Trồng cây
- Mật độ, khoảng cách: Mật độ từ 400 - 500 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 5m x 5m hoặc 4m x 5m. Những vùng đất dốc hàng cây được bố trí theo đường đồng mức, khoảng cách cây được xác định như nhau trên cùng một đường đồng mức.
- Cách trồng: Đào hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây, lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2-3cm.
4. Kỹ thuật chăm sóc
4.1. Thời kỳ kiến thiết cơ bản (Từ năm thứ nhất đến năm thứ ba)
a. Chăm sóc:
- Sau khi trồng phải tưới nước, giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây bén rễ và hồi phục.
- Nên trồng cây họ đậu ở giữa các hàng cây để che phủ giữ ẩm, chống cỏ dại và cung cấp dinh dưỡng cho cây.
b. Bón phân
Liều lượng (Kg/gốc/năm): phân chuồng ủ hoai 35 - 40 hoặc bột, khô dầu đậu tương 2 – 3; đạm urê 0.3-0.5; super lân 1.5-2; kali 0.3-0.5; NPK(5:10:3): 2 - 3.
Phương pháp bón: Phân chuồng ủ hoai bón vào tháng 11 – 12, phân vô cơ chia ra bón 4 lần vào các đợt lộc. Tiến hành rạch rãnh theo tán cây để bón sau đó lấp đất lại.
c. Cắt tỉa, tạo tán
Tiến hành cắt tỉa sớm ngay từ đầu, chọn 3 cành to mập nhất phân bố đều 3 hướng để làm cành khung (cành cấp 1), các cành khác cắt bỏ. Khi cành cấp 1 cao khoảng 50-60 cm thì cắt ngọn chỉ để lại đoạn cành dài 40-45cm. Mỗi cành cấp 1 để tối đa 3 cành cấp 2 phân bố theo hướng thằng đứng và vươn ra ngoài tán, những cành mọc xiên vào trong cắt bỏ. Tiếp tục làm như vậy sẽ có cành cấp 3,4,5...sau 3 năm có được dạng cây hình cầu, cao đủ tầm với của tay để chăm sóc, cắt tỉa, bao quả, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch thuận tiện.
4.2. Thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 4 trở đi)
a. Chăm sóc:
- Làm cỏ: Cắt cỏ kết hợp xới xáo nhẹ trên mặt luống cách gốc 30 - 40cm.
- Tưới và thoát nước: Tưới nước trong thời kỳ khô hạn, khi đất có độ ẩm giảm dưới 60%. Ở vùng đất trũng hoặc bằng phẳng cần đào rãnh thoát nước vào mùa mưa, không để vườn đọng nước quá lâu.
b. Bón phân
Sử dụng phân bón hợp lý, cân đối theo nhu cầu của sinh trưởng của cây.
Tuổi cây |
Giai đoạn bón |
Lượng phân bón (kg/cây) |
Phương pháp bón |
||||
Phân chuồng |
Urê |
Super lân |
Kali sulfat |
Đậu tương |
|||
Từ 4 - 6 tuổi |
Ngay sau thu hoạch (Tháng 11 – 12) |
60-70 |
0.5 |
1.5 |
0.3 |
2 |
Đào rãnh theo tán cây để bón, rải đều phân xuống rãnh và lấp kín sau đó tưới nước. |
Trước khi ra lộc xuân rộ (tháng 2 -3) |
|
0.5 |
1 |
0.5 |
1.5 |
||
Quả lớn (tháng 8-9) |
|
0.3 |
1 |
0.7 |
2 |
||
Trên 7 tuổi |
Ngay sau thu hoạch (Tháng 11 – 12) |
70-80 |
|
2.5 |
|
2 |
|
Trước khi ra lộc xuân rộ (tháng 2 -3) |
|
0.5 |
1 |
0.5 |
1.5 |
||
Bón thúc lộc hè (tháng 5-6) |
|
0.5 |
1 |
0.5 |
1 |
||
Quả lớn (tháng 8-9) |
|
0.5 |
1 |
0.5 |
2 |
c. Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán, điều chỉnh lộc
- Hàng năm tiến hành cắt tỉa tạo tán vào thời điểm sau khi thu hoạch; cắt tỉa cành vượt, cành tăm, cành vô hiệu,...
- Sau khi cây đậu quả tỉa bớt những quả nhỏ, quả kẹ, để số lượng quả vừa phải phù hợp độ lớn của cây.
- Khống chế và tỉa bỏ lộc đông:
+ Phòng lộc đông: Từ cuối tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Hạn chế chăm sóc, không tưới ẩm để phòng lộc đông và đón sinh trưởng xuân.
+ Loại bỏ lộc đông: Nếu lộc đông ra thì dùng dao, kéo cắt bỏ lộc.
5. Phòng trừ sâu bệnh
5.1. Biện pháp thủ công, sinh học
- Cắt tỉa thông thoáng vườn cây nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh gây hại.
- Kiểm tra ruộng vườn để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại.
- Dùng biện pháp thủ công: Ngắt bỏ lá bị bệnh, rệp gây hại, bắt giết sâu non, trưởng thành khi mật độ thấp.
- Sử dụng bẫy bả protein để bắt trưởng thành ruồi đục quả trong giai đoạn cho quả hoặc sử dụng biện pháp bao quả để phòng ngừa.
5.2. Biện pháp sử dụng thuốc BVTV
a. Đối với sâu hại
- Sâu vẽ bùa: Phát sinh vào các đợt lộc, cao điểm hại lộc xuân hè tháng 3-5. Phun 1-2 lần cách nhau 5-7 ngày (khi lộc nhú 1-2 cm) bằng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin (Catex 1.8EC, Reasgant 2WG, Brightin 4.0EC…), hoạt chất Emamectin benzoate (Silsau super 3EC, Tasieu 2WG...), hoạt chất Lufenuron (Match 050EC,...), hoạt chất Matrine (Agri-one 1SL, Sokupi 0.36SL...), hoạt chất Petroleum spray oil (Dầu khoáng DC 98.8EC...).
- Bọ trĩ: Trưởng thành chích hút ở mặt dưới lá, nụ, hoa và quả. Khi tỷ lệ hại đến ngưỡng phòng trừ thì xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất: Chlorantraniliprole (DupontTM Prevathon 5SC, ...), Emamectin benzoate (Silsau super 3EC, Tasieu 2WG...), Abamectin (Kuraba 3.6EC, Catex 1.8EC....).
- Rầy chổng cánh: Trưởng thành chích hút lá non, đọt non, cành non, là môi giới truyền bệnh vàng lá greening. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-11. Khi tỷ lệ hại từ 10-15% số búp có rầy non hoặc mật độ trưởng thành cao có thể xử lý bằng các loại thuốc có hoạt chất: Thiamethoxam ( Actara 25WWG, Fortaras 25WG, ...), dầu khoáng (DC – Tronplus 980EC, Catex 1.8EC , SK, ...)
- Nhện hại: Nhện hại trên lá và quả, hại mạnh trong thời kỳ khô hạn. Lá bị hại chuyển vàng ánh bạc, bị nặng héo úa và có thể rụng sớm. Quả bị hại thường biểu hiện rám quả. Phun phòng từ khi tỷ lệ từ 10-15% số lá bị hại, chú ý phun khi quả non và ướt đều hai mặt lá bằng các loại thuốc có hoạt chất: Emamectin benzoate (Rolam 50WP, Silsau super 5WP, Dylan 2EC,...), hoạt chất Abamectin (Kuraba 3.6EC, Catex 1.8EC....), Dầu khoáng SK EnSpray 99EC.
- Rệp muội xanh và rệp muội nâu đen: gây hại chủ yếu trên lá non, cành non, lá bị xoắn rộp lên, rệp tiếp nước nhờn khiến lá bị muội đen. Xử lý thuốc khi tỷ lệ lộc, lá bị hại >20% bằng các loại thuốc có hoạt chất: Chlorantraniliprole (DupontTM Prevathon 5SC, ...), hoạt chất Abamectin (Reasgant 2WG, Brightin 4.0EC…), hoạt chất Thiamethoxam (Actara 25WG...), hoạt chất Spinetoram (Radiant 60SC...)
- Ruồi vàng: Xuất hiện từ tháng 3 - 10 trong năm, từ tháng 8 -10 bưởi chín sinh lý ruồi vàng chuyển sang gây hại trên quả. Phòng trừ bằng biện pháp bao quả hoặc sử dụng bẫy bả Protein để phòng trừ.
b. Đối với bệnh hại
- Bệnh thối rễ: Bệnh thường xuất hiện nhiều trong mùa mưa, ở những vùng đất bị ngập nước, thoát nước kém, bệnh phát triển mạnh trên những vùng đất có pH thấp. Những cây bị nặng cần đào cả gốc, rắc vôi vào những gốc đã đào để tránh lây lan, những cây bị nhẹ có thể dụng các loại thuốc có hoạt chất Ningnanmycin (Cosmos 2SL, Niclosat 2SL...), sau đó có thể dụng nấm đối kháng Tricoderma sp để phòng trừ.
- Bệnh vàng lá Greening: Gây hại nguy hiểm và quan trọng nhất trên cây có múi, bệnh thường lan truyền chủ yếu do giống đã nhiễm bệnh. Đặt biệt lây lan truyền nhanh do môi giới là rầy chổng cánh. Do vậy cần phun thuốc trừ rầy chổng cánh để phòng bệnh.
- Bệnh loét: Bệnh gây hại quanh năm, mùa mưa nặng hơn mùa khô. Bệnh phát sinh và phát triển mạnh ở điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ 25-350c. Bệnh phát sinh từ lộc xuân (tháng 3), tăng mạnh đến lộc hạ (tháng 7 và 8) rồi đến lộc đông (tháng 10 và 11) thì bệnh giảm dần và ngừng phát triển. Phun khi cây mới ra lộc non, sau tắt hoa và thời kỳ quả non bằng thuốc có hoạt chất Copper Oxychloride + Steptomycin (Batocide 12WP,...), hoạt chất Fosetyl Aluminium (Alliette 800WG, Juliet 80WP, ...), hoạt chất Acrylic acid 4 % + Carvacrol 1 % (Som 5 DD, ...).
- Bệnh sẹo: Phòng trừ bằng cách cắt bỏ và tiêu hủy những bộ phận bị nhiễm bệnh. Phun phòng bằng các loại thuốc có hoạt chất Copper Hydroxide (DuPont Kocide 46.1WG...).
Chú ý: Khi sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng và đảm bảo thời gian cách ly.
6. Thu hoạch.
- Thời gian thu hoạch từ trung tuần tháng 12 đến cuối tháng 1 năm sau. Độ chín thích hợp để thu hái được căn cứ vào sự biến đổi màu sắc vỏ quả chuyển từ xanh sang vàng đạt khoảng trên 50%.
- Khi hái quả phải dùng kéo cắt cuống quả, không làm xây xát vỏ, gẫy cành, rụng lá, quả để ở nơi thoáng mát phân loại chờ vận chuyển đến nơi bảo quản và tiêu thụ.
II. YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Chất lượng sản phẩm
- Mức giới hạn tối đa về kim loại nặng trong quả theo quy định tại QCVN 8-2:2011/BYT.
- Mức giới hạn tối đa về thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất khác theo Thông tư số 50/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 quy định giới hạn tối đa dư lượng trong thực phẩm
2. Đất trồng
- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất dưới ngưỡng cho phép: Asen (As): ≤ 15,0 mg/kg đất khô; Cadimi (Cd): ≤ 1,5 mg/kg đất khô; Chì (Pb): ≤ 70,0 mg/kg đất khô; Đồng (Cu): ≤ 100,0 mg/kg đất khô; Kẽm (Zn): ≤ 200 mg/kg đất khô; Crom (Cr): ≤ 150,0 mg/kg đất khô.
- Đất trồng không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn gây ô nhiễm như bãi rác, khu dân cư, nghĩa trang, bệnh viện,...
3. Nước tưới
Hàm lượng của một số kim loại nặng trong nước dưới ngưỡng cho phép: Thuỷ ngân (Hg): ≤ 0,001 mg/lít; Cadimi (Cd): ≤ 0,01 mg/lít; Asen (As): ≤ 0,05 mg/lít; Chì (Pb): ≤ 0,05 mg/lít.