Hà Nội có 1000 ha rau an toàn giá trị sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ha/năm
An toàn thực phẩm rất quan trọng với sức khỏe của con người, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới quan tâm. An toàn thực phẩm càng quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng rau xanh. Rau không thể thiếu trong bữa ăn, là thực phẩm sử dụng hàng ngày và tiêu thụ trong ngày với số lượng lớn. Người tiêu dùng quan tâm an toàn thực phẩm với rau chủ yếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong đó phụ thuộc phần lớn vào kiến thức kỹ năng canh tác, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV của người sản xuất.

An toàn thực phẩm rất quan trọng với sức khỏe của con người, không chỉ Việt Nam mà toàn thế giới quan tâm. An toàn thực phẩm càng quan trọng trong sản xuất và tiêu dùng rau xanh. Rau không thể thiếu trong bữa ăn, là thực phẩm sử dụng hàng ngày và tiêu thụ trong ngày với số lượng lớn. Người tiêu dùng quan tâm an toàn thực phẩm với rau chủ yếu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong đó phụ thuộc phần lớn vào kiến thức kỹ năng canh tác, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng thuốc BVTV của người sản xuất.

Để thúc đẩy phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn (RAT) trên địa bàn Thành phố, Chi cục BVTV tham mưu với Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2083/QĐ-UBND về việc phê duyệt “Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2015” và điều chỉnh, bổ sung một số nội dung trong đề án tại Quyết định số 5975/QĐ-UBND ngày 26/12/2011 và Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 02/7/2015.

Mục tiêu của Đề án đến năm 2015 đạt 5.000 - 5.500 ha RAT. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, được sự chỉ đạo sát sao của UBND Thành phố, sự cố gắng, nỗ lực của Sở Nông nghiệp & PTNT và các Sở, ngành của Thành phố, các địa phương cơ sở; Đề án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được các ngành, các cấp, các tỉnh và nông dân đánh giá cao.

Để đạt mục tiêu của Đề án, Chi cục BVTV tham mưu với Sở Nông nghiệp & PTNT trình UBND thành phố ban hành Quyết định số 104/2009/QĐ-UBND “Quy định quản lý sản xuất và kinh doanh RAT trên địa bàn Hà Nội”;  Quyết định số 474/QĐ-UBND “Phê duyệt định hướng Quy hoạch mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020”; ban hành 30 quy trình kỹ thuật sản xuất RAT; 10 quy trình rau hữu cơ, 01 quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây an toàn bằng phương pháp làm đất tối thiểu. Chi cục BVTV phối hợp với các địa phương hướng dẫn, tư vấn lập 31 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng vùng RAT tập trung với diện tích 2.197 ha, có 10 dự án đã được đầu tư và đưa vào sử dụng; phối hợp chỉ đạo và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) trong sản xuất: đến năm 2014 đạt 4.931 ha, năm 2015 khả năng đạt 5.100 ha, trong đó: 171 ha rau VietGAP và 21 ha rau hữu cơ.

Để đáp ứng an toàn thực phẩm trong sản xuất, Chi cục BVTV tập trung nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất RAT cho nông dân thông qua các hoạt động tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và truyền thông:

Tổ chức 818 lớp huấn luyện nông dân về IPM rau cho 24.540 nông dân và 825 lớp tập huấn ngắn hạn về an toàn thực phẩm trong sản xuất RAT cho 66.000 người.

Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật không sử dụng thuốc BVTV: (i) che phủ nilon, nhà lưới trồng rau trái vụ triển khai tại 116 xã thông qua các thí nghiệm trên lớp IPM và các thử nghiệm ứng dụng, đến nay nhiều huyện hỗ trợ nhân rộng với diện tích 1.150,2 ha (Đông Anh 800 ha, Mê Linh 100 ha, Thường Tín 50 ha, Gia Lâm 38,5 ha, Hoàng Mai 45 ha, Phúc Thọ 10 ha,...). (ii) bả Protein diệt ruồi đục quả họ bầu bí, ruồi đục lá họ đậu, cây ăn quả có múi, ổi...(iii) bả chua ngọt diệt trưởng thành họ ngài đêm như sâu khoang trên rau ngót, rau muống, rau họ hoa thập tự, họ đậu,...; sâu xanh da láng trên họ hành tỏi, họ đậu, măng tây,...(iiii) Luân canh rau với ngâm nước ruộng 10 ngày diệt bọ nhảy trên rau họ hoa thập tự, bệnh héo xanh họ cà và các bệnh hại trong đất,...bẫy Pheromone diệt trưởng thành sâu tơ, sâu xanh đục quả cà chua,...và các mô hình về rào chắn bọ nhảy, chế phẩm sinh học Emina  xử lý tàn dư cây trồng...Các biện pháp trên đều đầu tư thấp, hiệu quả cao, cộng đồng dễ thực hiện.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người sản xuất và người tiêu dùng các quy định về ATTP, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, các tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, kết quả sản xuất RAT trên đài truyền thanh các xã; trên các phương tiện thông tin đại chúng: VTV1, VTV2, Hà Nội (H1, H2), ANTV, TTXVN, VTC10, VTC14, VTC16, báo: Hà Nội mới, Kinh tế đô thị, Nông nghiệp Việt Nam, Nhân Dân, Tiền Phong, Lao  động..In ấn, lắp đặt trên 2000 panô, áp phích, bảng biển qui đinh, cảnh báo về thuốc BVTV, tuyên truyền về RAT tại các vùng sản xuất và trụ sở, nơi công cộng tại một số phường. Xây dựng chuyên mục “RAT với người tiêu dùng” phát trên kênh H1 - Đài PTTH Hà Nội. Vận hành thí điểm Tổng đài tư vấn về RAT (1081 nhánh 2); xây dựng Bản đồ số hóa về ATTP trong sản xuất rau và website về Rau an toàn Hà Nội (http://rauantoan.hanoi.vn). Thỏa thuận hợp tác về sản xuất và tiêu thụ RAT với các tỉnh phía Bắc.

Từ các hoạt động trên đã tác động tích cực, làm thay đổi tập quán canh tác và sử dụng thuốc BVTV của nông dân. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học khoảng 60%, giảm 30% số lần sử dụng thuốc. Chi phí  sử dụng thuốc BVTV giảm 50%, tuân thủ thời gian cách ly khi thu hái sản phẩm. Năm 2014, lượng thuốc BVTV sử dụng trên các cây trồng (trong đó có rau) là 360 tấn chỉ bằng 0,3% so với toàn quốc là 116.582 tấn. Tỷ lệ mẫu rau phân tích vượt dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép thấp (hàng năm phân tích 300-1.000 mẫu rau, chỉ có khoảng 1% mẫu vượt ngưỡng). Năng suất rau tăng 18% (năm 2009, năng suất đạt 17 tấn/ha/vụ, năm 2014, năng suất đạt 20 tấn/ha/vụ), sản lượng đạt 400 nghìn tấn/năm, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng, giá trị sản xuất đạt 300-500 triệu đồng/ha/năm. Riêng tại các vùng trồng rau trái vụ tăng thêm 3-5 vụ/năm (rau cải 5 vụ, su hào 3 vụ), giá trị sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ha/năm, có diện tích đạt 2 tỷ đồng/ha/năm (Yên Viên), tổng giá trị sản xuất đạt trên 1200 tỷ đồng/năm tương đương 30.000 ha lúa/vụ. Giá trị sản xuất RAT cao hơn sản xuất rau thường  từ 10-20%. Xây dựng 08 cơ sở sơ chế RAT gắn với vùng sản xuất tập trung công suất 3-7 tấn/ngày (Văn Đức, Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa, Tiền Lệ, Chúc Sơn, Đặng Xá, Nam Hồng và 9 dự án đã được phê duyệt); 42 cơ sở sơ chế nhỏ của các HTX, doanh nghiệp công suất 200 - 1.000 kg/ngày. Để truy xuất nguồn gốc, năm 2011 đã thí điểm gắn tem, nhãn nhận diện RAT bán buôn (Văn Đức), năm 2012 nhân rộng gắn tem, nhãn nhận diện RAT bán lẻ ra các vùng: Duyên Hà, Thanh Đa, Tráng Việt...đến năm 2014 có 40 cơ sở dán tem nhận diện, mỗi cơ sở được cấp 01 mã số, sản phẩm dán tem được đưa đi tiêu thụ rộng rãi ở Hà Nội và các tỉnh, được doanh nghiệp và người tiêu dùng đánh giá cao. Từ kết quả thí điểm gắn nhãn, tem nhận diện RAT, Chi cục BVTV Hà Nội lập hồ sơ đăng ký “Nhãn hiệu chứng nhận rau an toàn Hà Nội” và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Quyết định số 9258/QĐ-SHTT ngày 09/2/2015. Đến nay, các doanh nghiệp tự in, gắn tem, nhãn nhận diện sản phẩm để phát triển thương hiêu. Rau an toàn Hà Nội hình thành một số chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ, có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm (chiếm 5% sản lượng rau an toàn, 3% sản lượng rau, 2% nhu cầu tiêu dùng). Rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng trên 370.000 tấn/năm (chiếm 92,5% sản lượng rau an toàn, 61,67% sản lượng rau, 37% nhu cầu tiêu dùng).

Trong thời gian tới, Chi cục BVTV Hà Nội đề xuất xây dựng ”Dự án chuỗi cung cấp rau an toàn cho thành phố Hà Nội”  để từng bước đáp ứng nhu cầu RAT cho người tiêu dùng Thủ đô./.

Nguyễn Duy Hồng Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 655
Tổng lượng truy cập: 25344896