Mất an toàn vệ sinh thực phẩm là mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe, sinh mạng con người. Gần đây, người dân rất lo ngại khi báo chí dồn dập cảnh báo về tình trạng thịt bẩn, rau quả nhiễm hóa chất bảo quản độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường. Hơn lúc nào hết, câu hỏi mua gì, mua ở đâu và ăn gì, ăn ở đâu cho an toàn? thật sự đang là mối bận tâm chung của nhiều người tiêu dùng. Vậy phải chăng vấn đề ATVSTP đang bị bỏ ngõ? Người tiêu dùng phải làm gì để tự bảo vệ mình trước vấn nạn này? Để giải đáp mối quan tâm này của người dân, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm “Để có bữa ăn an toàn cho mọi nhà”.
Tham gia cuộc tọa đàm có:
- Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN&PTNT.
- Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế.
- Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương.
- Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng Giám đốc siêu thị Big C
- Ông Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia.
Cuộc tọa đàm được truyền hình trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và thông tin rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác.
BTV: Những người nội trợ, hàng ngày phải đi chợ, lo bữa ăn cho cả nhà nhưng quả thật là rất lo lắng khi chọn mua đồ ăn ở chợ vì thường nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vụ ngộ độc thực phẩm. Xin cho biết, có phải hiện nay, tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ gây hại sức khỏe không?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đương nhiên khi người dân nghe thông tin dồn dập về những sự cố thực phẩm, trong đó có việc phát hiện các thực phẩm không an toàn, ngộ độc, người ta sẽ lo lắng.
Để trả lời câu hỏi, là cơ quan quản lý, chúng tôi dựa trên mẫu giám sát có tính đại diện cao, xử lý thống kê. Hàng năm Bộ NNPTNT đều lấy mẫu giám sát với những nông sản chủ lực như thịt, rau, quả, thủy sản. Kết quả cho thấy tỷ lệ rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17% năm 2010, 4,43% năm 2011.
Tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh vượt quá giới hạn cho phép là 29,4% năm 2009, 27,67% năm 2010, 30% năm 2011.
Tỷ lệ thủy hải sản tồn dư hóa chất là 1% năm 2009, 3,8% năm 2010 và 0,8% năm 2011, tỷ lệ ô nhiễm sinh học với thủy hải sản là 4,5% năm 2009, 2,8% năm 2010, 6,7% năm 2011.
Việc lấy mẫu được thực hiện tại hầu hết các tỉnh, đại diện cho quy mô sản xuất nhỏ lẻ và sản xuất lớn, kích cỡ mẫu đủ lớn (500 đến 900 mẫu rau quả, 400 đến 800 mẫu thịt, 500 đến 700 mẫu thủy hải sản), đảm bảo tin cậy. Số liệu giám sát ba năm cho thấy không phải thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây hại, ví dụ tệ nhất là tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh từ 27 đến 30%, nhưng nếu ăn chín uống sôi là xử lý được. Tỷ lệ tồn dư hóa chất có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ ô nhiễm vi sinh lại không giảm. Bộ NNPTNT đang cùng các bộ ngành triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi sinh trong thịt gia súc gia cầm và thủy hải sản.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Ông Tiệp nói rất chính xác, để trả lời câu hỏi, khi có đánh giá một vấn đề cần có bằng chứng khách quan và khoa học, dựa trên các kết quả kiểm nghiệm, thống kê với cỡ mẫu đủ lớn, đảm bảo tính đại diện. Rõ ràng tỷ lệ ô nhiễm tại Việt Nam vẫn còn nhưng so với các nước trong khu vực thì cũng không phải đáng lo ngại. Nói vậy không phải là bao biện, vẫn còn mối nguy, nhưng như về vi sinh thì không khí ta đang sống cũng có, có thể nhiễm vào thực phẩm khi vận chuyển, chỉ có nguy cơ với những người không ăn chính uống sôi như tiết canh, ăn gỏi. Nếu ăn chín uống chín thì vi sinh sẽ bị tiêu diệt.
Ông Nguyễn Phú Cường: Tôi có quan điểm tương tự. Vì nếu thực phẩm không an toàn, không đủ dinh dưỡng thì rất khó thuyết phục về con số thống kê của Viện Dinh dưỡng về chiều cao, thể trạng của người Việt Nam trong 20 năm qua, khi chiều cao, cân nặng trung bình tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Và nếu ta kiểm tra bàn tay tôi thì vi snh vật cũng có, việc sử dụng thực phẩm dù an toàn cũng có nguy cơ nếu để ôi thiu, nấu nướng không an toàn. Bên cạnh thực phẩm tốt thì còn phải sử dụng đúng cách, như Bộ Y tế khuyến cáo về người tiêu dùng thông minh. Còn theo Bộ Công Thương, các nông sản Việt Nam đã xuất khẩu được vào nhiều thị trường khó tính, có yêu cầu cao về VSATTP như Mỹ, Nhật, Hoa Kỳ.
BTV: Liệu có tình trạng thực phẩm an toàn thì xuất khẩu, kém an toàn thì để lại trong nước xuất khẩu?
Ông Nguyễn Phú Cường: Không phải như vậy, không thể lấy một mẫu vi sinh vật có hại trên tay tôi rồi từ đó kết luận tất cả mọi người trong phòng đều có. Việc xuất khẩu cũng vậy, không có quốc gia nào đủ nguồn lực kiểm tra tất cả các sản phẩm nhập khẩu cả, mà chỉ lấy mẫu đại diện. Tôi không nghĩ rằng tất cả các sản phẩm tốt đều mang đi xuất khẩu, còn lại không tốt để ở trong nước.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Bây giờ chúng ta kiểm soát là toàn bộ chuỗi, người nông dân nuôi cá không phải chỉ để dành cho xuất khẩu, mà khi nào không có thị trường sẽ tiêu thụ trong nước. Sắp tới ta sẽ dần dần thực hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn hơn nữa cho người trong nước.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Khi Việt Nam gia nhập WTO thì một trong những điều khoản bắt buộc thực hiện là hiệp định liên quan đến rào cản thương mại và kiểm soát về bệnh dịch động thực vật, có nguyên tắc bình đẳng là của VN hay của nước ngoài nếu đưa ra nước ngoài hay vào VN đều chịu sự quản lý bình đẳng như nhau, nên không có sự phân biệt giữa sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
BTV: Thưa ông Tuyên, ông có hay đi chợ không? Dưới góc nhìn của một người nội trợ thì ông có hoang mang không khi nghe những thông tin về tình trạng mất ATVSTP?
Ông Lê Danh Tuyên: Có, tôi cũng có đi chợ.
Chúng ta biết, lịch sử tiến hóa loài người gắn với lịch sử ăn uống. Con người từ khi xuất hiện luôn phải đấu tranh với điều kiện sinh thái tự nhiên để tồn tại. Chúng ta phải đấu tranh biết loại thức ăn nào ăn được, loại nào không, thậm chí có khi phải trả giá bằng tính mạng.
Cho đến nay, vấn đề là phải xác định mối nguy đối với sức khỏe của con người và quản lý nó. Hiện nay công tác truyền thông đa chiều tạo điều kiện cho người dân hiểu biết hơn, tự bảo vệ mình.
Về thực phẩm nhập ngoại, đôi khi chúng ta còn nhầm lẫn. Luật Thực phẩm ra đời rất quan trọng vì khống chế, kiểm soát tốt hơn các loại thực phẩm.
Tôi cho rằng, thực tế, người dân phải trang bị kiến thức để bảo vệ mình. Quá trình tự chế biến trong gia đình phải bảo đảm đúng, hợp vệ sinh. Người dân cũng nên chọn lựa khi đi chợ. Nhà chuyên môn cố gắng khống chế, nhưng có những chỗ bán nhỏ lẻ, xuất hiện không chính thống, người dân phải biết để tránh. Truyền thông có 2 mặt, một mặt là truyền thông điệp để biết, thứ 2 không gây hoang mang.
Về quản lý mối nguy, doanh nghiệp nào sai trái sẽ bộc lộ ngay.
BTV: Thực phẩm không an toàn có thể gây ngộ độc cấp tính, chúng ta sẽ nhận biết ngay, tuy nhiên một số loại thực phẩm mà báo chí đưa tin không gây ngộ độc cấp tính mà gây ngộ độc từ từ làm người dân rất hoang mang. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thực tế không đến mức bi quan như vậy, đôi khi dư luận cứ hay nói quá, vậy đâu là thực tế?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Thực phẩm nếu mất an toàn, tồn dư các vi sinh vật có thể gây ngộ độc gây cấp tính như tả, lỵ thương hàn…, còn với những loại thực phẩm có tồn dư dư lượng chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng… thì thông thường tồn dư ở mức phần triệu, phần tỷ cũng có thể gây bệnh mãn tính hay ung thư.
Tuy nhiên, hiện tại trong ngành nông nghiệp, bên cạnh sản xuất hữu cơ (không sử dụng hóa chất), thì người nông dân vẫn sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, hóa chất trong canh tác nông nghiệp để tăng năng suất.
Nếu sử dụng đúng liều, loại, đúng cách thì thực phẩm vẫn đảm bảo an toàn. Để tránh hiểu lầm về thông tin thực phẩm tồn dư hóa chất có thể gây bệnh mãn tính, ung thư thì trên thực tế những hóa chất được phép sử dụng trong ngành nông nghiệp mà chúng ta cho phép sử dụng đều thuộc Danh mục cho phép của Ủy ban CODEX quốc tế. Cơ quan này đánh giá loại bỏ tất cả hóa chất có thể gây ung thư, gây bệnh mãn tính. Do vậy, những năm gần đây tình trạng tồn dư hóa chất đã được tăng cường kiểm soát để giảm tồn dư hóa chất có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh mãn tính, ung thư.
BTV: Theo thống kê, hàng năm Việt Nam có hàng trăm ca ngộ độc thực phẩm làm khoảng 5.000 người mắc, hàng chục người chết, ông Nguyễn Thanh Phong nghĩ sao về con số thống kê này?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Nếu chúng ta nhìn vào số thống kê thì số liệu của chúng ta là rất ít. Một chuyên gia quốc tế đã hỏi chúng tôi: Hoa Kỳ gần 300 triệu dân, với điều kiện kinh tế cao, mà một năm có 75, 76 triệu ca tiêu chảy liên quan đến thực phẩm, Việt Nam có gần 90 triệu dân, cũng còn nhiều bất cập xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, mà con số thống kê về ngộ độc thực phẩm lại rất ít.
Số liệu ta ghi nhận được không đẩy đủ so với thực tế, do không có hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, nên con số ước lượng của chúng tôi lớn hơn rất nhiều. Ngay cả các nước có hệ thống giám sát đầy đủ thì các trường hợp ghi nhận cũng chỉ bằng 10% so với thực tế.
Tôi xin nói thêm vấn đề ngộ độc mạn tính, thực tế cũng có nhưng nếu nói mức độ tất cả đều bị ngộ độc mạn tính là không chính xác. Như Viện Dinh dưỡng đã nói, thể trạng người Việt, tuổi thọ người Việt đã được cải thiện rất đáng kể trong thời gian qua, có nhiều yếu tố khác nhau, nhưng rất quan trọng là yếu tố về thực phẩm, nếu thực phẩm đều không an toàn thì tuổi thọ làm sao tăng được?
BTV: Mời mọi người xem phóng sự do phóng viên của chúng tôi thực hiện về hoa quả không nguồn gốc bày bán khắp nơi. Các vị khách mời có đánh giá như thế nào về nội dung phóng sự vừa nêu?
Vấn đề kiểm soát rau, củ quả qua biên giới đang được thực hiện như thế nào? Liệu có đang bị bỏ ngỏ không?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Có lẽ chúng ta thấy phản ánh tình trạng bày bán rau quả rất “thoải mái” trên đường phố. Người tiêu dùng cũng chưa quan tâm lắm đến xuất xứ cũng như độ tin cậy của sản phẩm. Việt Nam là 1 nước cường quốc xuất khẩu nông sản thực phẩm, tuy nhiên với đời sống ngày càng cao, chúng ta nhập khẩu cũng rất nhiều, đặc biệt là rau củ quả.
Bên cạnh việc kiểm soát đối với chuỗi sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm ban hành thông tư về thực phẩm nhập khẩu. Thông tư 13 đưa ra quy trình kiểm soát chặt chẽ 3 bước: trước xuất khẩu, tại cửa khẩu và sau nhập khẩu.
Các nước xuất khẩu phải đăng ký hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin kiểm soát danh mục các chất sử dụng trong canh tác rau củ quả. Có 11 nước đã đáp ứng được yêu cầu chính thức được công nhận, 2 nước tạm thời được công nhận là Trung Quốc và Lào.
Bên cạnh kiểm soát tại các cửa khẩu, có các trạm kiểm soát thực vật. Đồng thời kiểm tra kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm tra lấy mẫu kiểm nghiệm trong thời gian gần đây đã phát hiện kịp thời, ngăn chặn các lô hàng không bảo đảm.
Vừa rồi, Cục bảo vệ thực vật đã phát hiện 14/558 mẫu các loại quả như cam quýt, nho, mận, khoai tây có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn các lô hàng không đảm bảo. Thời gian qua đã thông báo công khai để người tiêu dùng có đủ thông tin khi mà lựa chọn được sản phẩm an toàn.
BTV: Thực tế, vào bất cứ cửa hàng hoa quả nào thì đều có thể mua được hoa quả nhập khẩu. Tôi để ý có loại hoa quả để được cả tháng rưỡi. Tôi không hiểu có chất bảo quản nào giúp hoa quả bên ngoài thì có thể tươi lâu như vậy như bên trong thì bị thối.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Ủy ban tiêu chuẩn của quốc tế đã đưa ra đanh mục các chất bảo quản được phép sử dụng. Khi kiểm tra, chúng tôi kiểm tra các chất tồn dư các chất bảo quản. Nếu chất bảo quản không có trong danh mục được phép thì vi phạm. Nếu phát hiện chất bảo quản trong danh mục thì sẽ kiểm tra có vượt quá ngưỡng hay không.
Không chỉ thực phẩm nhập khẩu, nếu người sản xuất không có ý thức, đạo đức, lạm dụng chất bảo quản lâu ngày, có hại cho sức khỏe con người thì chúng ta phải đấu tranh để xử lý tận gốc.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Kết quả như thế thì chúng ta phải qua kiểm nghiệm, không thể phỏng đoán được. Không thể nghĩ quả táo, quả cam có gì đấy thì mới có thể để được lâu, mà phải qua kiểm nghiệm. Chúng ta không nên phỏng đoán, đánh giá cảm quan.
BTV: Gần đây dư luận rộ lên thông tin gà thải bán tại siêu thị, vậy thực hư thế nào? Quy trình nhập kiểm soát thực phẩm ở đây thế nào? Liệu người tiêu dùng có thể yên tâm với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các siêu thị đang bán hay không?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Theo nghiên cứu đánh giá ý kiến khách hàng tại Big C thì ý thức khách hàng rất coi trọng vấn đề chất lượng VSATTP. Năm 2011, khoảng 91% người tiêu dùng được hỏi quan tâm đến vấn đề VSATTP. Đấy là lý do tất cả các siêu thị đều rất nâng cao kiểm soát chất lượng sản phẩm nói chung và cũng như chất lượng VSATTP đối với mặt hàng thực phẩm.
Còn về thông tin gà dai Hàn Quốc bán ở Việt Nam thì khi nhập khẩu về chúng tôi đều đã có sự kiểm tra, kiểm soát và dựa trên chứng nhận về hồ sơ chứng nhận chất lượng, hồ sơ nhập khẩu trước khi nhập hàng và bán hàng cho người tiêu dùng. Và sau khi có thông tin từ báo chí rằng những sản phẩm này không đảm bảo dinh dưỡng, mà thực ra chúng ta cần phải kiểm tra trong phòng thí nghiệm thì mới có thể kết luận chính thức, nhưng chúng tôi đã tạm dừng bán mặt hàng này để chờ kết luận xem có bảo đảm về dinh dưỡng hay không, nếu đảm bảo thì chúng tôi tiếp tục bán, nếu không thì sẽ dừng bán vĩnh viễn.
BTV: Thưa ông, đây đó có thông tin về siêu thị bán hàng hết đát, không đạt chuẩn chất lượng, đại loại lấy hàng ở cơ sở tư nhân chất lượng rất kém sau đó trà trộn vào… Tại sao cả hệ thống siêu thị lại quản lý lỏng lẻo như vậy?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Quản lý hàng hóa ở siêu thị nói chung và ở BigC đều có quy trình kiểm tra chặt chẽ từ nguồn gốc cũng như dây chuyền sản xuất đến trong quá trình nhập hàng chúng tôi cũng kết hợp với các trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu ngẫu nhiên đối với những sản phẩm có nguy cơ, và nếu có sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo cam kết đối với siêu thị thì phối hợp hợp với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nhà sản xuất. Vì vậy, đối với Big C thì không có tình trạng mất VSATTP đối với các thực phẩm bán trong hệ thống.
BTV: Hiện nay việc quản lý thực phẩm có quá nhiều văn bản, nhiều chỗ thì bỏ trống, nhiều chỗ lại chồng chéo. Làm sao để giải quyết tình trạng này?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Sau khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn, giao trách nhiệm giao cho 3 Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế. Theo tôi được biết, các Bộ đã ban hành tương đối đầy đủ văn bản hướng dẫn, đảm bảo khung pháp lý cho thưc hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn một số vấn đề còn giao thoa giữa các Bộ thì các bên cũng phối hợp với nhau để xử lý, điều quan trọng nhất vẫn là hiệu quả công việc, xây dựng văn bản tốt, tổ chức thực hiện tốt.
BTV: Có ý kiến cho rằng hiện việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm thuộc về Bộ Công Thương, nên Bộ Y tế phải xin ý kiến của Bộ Công Thương trong vấn đề này?
Ông Nguyễn Phú Cường: Tôi xin khẳng định theo Luật An toàn thực phẩm, việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật là do Bộ Y tế, việc đánh giá các vấn đề liên quan là do Bộ Y tế.
Về sự trùng chéo giữa các văn bản, tôi xin trả lời như thế này: Nếu thực tiễn vẫn còn hiện tượng cần điều chỉnh thì vẫn còn cần văn bản quy định, do đó nhiều hay ít là rất tương đối.
Thứ hai, về nhiều chỗ bỏ trống và trùng chéo, trước kia chúng ta mới chỉ có Pháp lệnh ATVSTP, Nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Khi Quốc hội ban hành Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định 38 năm 2012 hướng dẫn chi tiết thi hành. Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khi Việt Nam là thành viên WTO, chúng ta phải tuân thủ các quy trình xây dựng văn bản và quy định của WTO nếu có liên quan đến hoạt động thương mại. Ví dụ, phải công bố lấy ý kiến 45 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời phải gửi văn bản cho WTO để lấy ý kiến. Đồng thời, trong quá trình sửa đổi, ban hành văn bản, ta vẫn phải có kế thừa, đảm bảo việc sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu thụ hàng hóa. Ví dụ, khi thế giới khuyến cáo một hóa chất trong thực phẩm nếu có tỷ lệ phần triệu là an toàn, thì Việt Nam thực hiện khuyến cáo đó. Sau đó, thế giới lại chứng minh rằng phải là phần tỷ mới an toàn, thì chúng ta lại tiếp tục sửa đổi, và lại tiếp tục sửa đổi khi khoa học chứng minh tỷ lệ phần tỷ vẫn có nguy cơ. Nói như thế để thấy quá trình hoàn thiện các quy định là liên tục.
Về trùng chéo, trước kia chúng ta quy định có 8 cơ quan liên quan, nay chỉ còn 3 Bộ, các công việc đã được giải quyết theo hướng tích cực.
Tôi xin nói thêm về trách nhiệm của người tiêu dùng khi sử dụng các sản phẩm kém chất lượng, chủ động lựa chọn các sản phẩm an toàn. Chúng tôi kêu gọi mọi người chung tay đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
BTV: Tôi có người nhà đi nước ngoài mang về cho mốt số loại thực phẩm chức năng, tuy nhiên tôi rất hoang mang vì có người bảo thực phẩm chức năng tốt, có người bảo độc hại. Các vị khách mời có thể giải thích rõ hơn về thực phẩm chức năng?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Khái niệm thực phẩm chức năng là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ chức năng các bộ phận cơ thể con người, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Trên thế giới từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước, thực phẩm chức năng đã phát triển đặc biệt là ở Nhật, Hàn Quốc, Mỹ... Nó là sản phẩm hỗ trợ bổ sung và nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, quảng cáo vẫn còn tình trạng nhiều nhà sản xuất, kinh doanh muốn bán nhiều sản phẩm, lợi dụng việc còn chưa nắm được quy định, quảng cáo quá mức. Khi thanh kiểm tra, chúng tôi phát hiện có những sản phẩm nâng cao sức đề kháng nhưng quảng cáo chữa cả HIV, ung thư, nếu không quản lý chặt, hậu quả rất lớn.
Về nguyên nhân, tôi có thể khẳng định, đối với những nội dung chúng tôi quản lý cho phép quảng cáo, hầu như không có nội dung sai so với công bố. Tuy nhiên, cũng có tình trạng, một số cơ quan báo chí vẫn cho phát nội dung không đúng với quy định của cơ quan chức năng. Chúng tôi đề nghị bên cạnh việc thanh kiểm tra, nâng cao kiến thức người tiêu dùng, cũng phải có luật với cơ quan quảng cáo để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân.
Ông Lê Danh Tuyên: Lần đầu tiên người Nhật đưa ra khái niệm thực phẩm chức năng vào những năm 80, sau đó phát triển rất mạnh. Như anh Phong nói, tác dụng rất rõ là sử dụng vi chất dinh dưỡng, bổ sung, phục hồi, đảm bảo chức năng nào đó của cơ thể. Các vi chất dinh dưỡng, chất khoáng, rất cần cho cơ thể, nhưng cần ở mức độ nhất định, không thể dùng quá liều. Lạm dụng thực phẩm chức năng là rất không nên. Quan trọng là chất dinh dưỡng lấy từ thức ăn, ăn uống đa dạng.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Khẩu hiệu trong thực phẩm chức năng: hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng.
BTV: Gần đây, việc tổ chức thanh tra, kiểm tra TP được tiến hành mạnh mẽ, nhưng đi đôi với đó, số vụ vi phạm cũng được phát hiện nhiều hơn. Liệu có phải càng thanh tra, kiểm tra thì càng phát hiện ra vi phạm hay đồng nghĩa với việc vấn đề ATVSTP đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Có thể nói những năm gần đây, nhất là từ năm 2009-2011, công tác thanh tra VSATTP đã được quan tâm hơn, thể hiện qua số lượt thanh tra, kiểm tra đến tận cơ sở cấp xã, phường tăng mạnh. Giai đoạn 2000-2005, số lượt cơ sở được thanh tra đến xã quản lý chỉ 0,2 lượt/năm; huyện là 0,7 lượt/năm, tỉnh, thành phố cấp trung ương là 1,2 lượt/năm. Có thể nói, những năm gần đây số lượt thanh tra, kiểm tra tăng nhiều và tất nhiên số cơ sở vi phạm bị phát hiện cũng tăng lên nhưng nếu chỉ căn cứ vào số lượng để nói là càng thanh tra thì càng phát hiện nhiều thì cũng chưa chính xác hoàn toàn.
Ví dụ, năm 2010 chúng ta thanh tra 100 cơ sở và phát hiện 30 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 30%. Năm 2011, thanh tra 200 cơ sở phát hiện 40 cơ sở nếu so với năm 2010 mà kết luận tăng lên thì về cơ học là chính xác nhưng số % vi phạm thì đã giảm.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Bảo đảm ATTP là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, trong đó có trách nhiệm của người kinh doanh, hoạt động thanh tra kiểm tra là để kịp thời phát hiện, ngăn chặn vi phạm, đồng thời nhắc nhở, hỗ trợ người vi phạm khắc phục.
Quan điểm của chúng tôi là khi kiểm tra thì phân loại doanh nghiệp A, B, C nếu là loại C thì cho cơ sở thời gian để khắc phục và kiểm tra lại và thực tế,tỷ lệ cơ sở loại C cao nhưng sau khi kiểm tra lại thì nhiều cơ sở khắc phục, nâng cấp lên loại A và B. Vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra chỉ để nhắc nhở, hỗ trợ doanh nghiệp để họ làm tốt hơn, và chỉ khi họ thực sự làm tốt hơn thì chúng ta mới có thực phẩm an toàn hơn.
BTV: Thưa ông, chúng ta có chính sách hỗ trợ gì đối với những doanh nghiệp phát triển quy trình sản xuất thực phẩm sạch như chăn nuôi sạch, rau sạch?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Đầu năm 2012, Chính phủ ban hành chính sách về một số cơ chế hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn như hỗ trợ cho điều tra cơ bản khảo sát địa hình, hạ tầng cơ sở, đào tạo tập huấn cán bộ quản lý kỹ thuật… Chính phủ và Bộ NNPTNT đã ban hành nhiều văn bản khuyến khích cơ sở nông nghiệp canh tác sạch, đảm bảo ATTP và trong thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng các mô hình cơ sở sản xuất thực phẩm sạch.
BTV: Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, trong khi cơ quan chức năng thì muốn doanh nghiệp phải lưu tâm đến những vấn đề xã hội, liệu có mâu thuẫn nào không thưa ông Phong?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Phải thừa nhận rằng mục đích của kinh doanh là lợi nhuận, ngay cả các doanh nghiệp nhà nước cũng phải có lợi nhuận. Vấn đề ở đây làm thế nào để mang lại lợi nhuận. Có những doanh nghiệp làm ăn gian dối, chất lượng một đằng công bố một nẻo, nhưng tôi cho rằng những doanh nghiệp này không thể tồn tại mãi, sẽ bị phát hiện, bị tẩy chay, phá sản.
Hoạt động quản lý cần hướng doanh nghiệp chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật, về chất lượng sản phẩm, về hậu mãi… Nếu quản lý định hướng cho doanh nghiệp đi theo hướng này thì chúng ta sẽ được cả về kinh tế, cả mặt xã hội.
Ông Nguyễn Thái Dũng: Tôi xin bổ sung thêm ý kiến ông Phong: Tôi là 1 doanh nghiệp, làm trong khâu phân phối, như ông Phong nói, về lợi nhuận của doanh nghiệp, cần phân biệt rõ lợi nhuận chộp giật, ngắn hạn thì chúng ta phản đối, còn những doanh nghiệp coi khách hàng là trọng tâm, chăm chút đến sản phẩm, lợi ích khách hàng cần phải khuyến khích.
Về hệ thống luật, quy định quản lý chất lượng VSATTP, tôi đánh giá cao việc vừa qua ban hành Luật VSATTP, từ đơn vị cung cấp đến sản xuất, lưu thông, phân phối, người tiêu dùng. Chúng tôi là khâu phân phối, rất quan tâm, có trách nhiệm đối với sản phẩm qua kênh phân phối của chúng tôi.
Tôi nghĩ rằng, như ý kiến của ông Cường, hệ thống pháp luật phải luôn bổ khuyết giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộc sống hàng ngày. Luật VSATTP không phải đủ và toàn diện ngay, khi cuộc sống phát sinh vấn đề mới, chúng ta có thể chỉnh sửa ngay.
Ông Nguyễn Phú Cường: Mâu thuẫn gì trong kêu gọi đạo đức kinh doanh? Theo ông Cường 2 điều này không có gì mâu thuẫn. Vì sao? Nếu có đạo đức kinh doanh tốt, họ sẽ có thị trường và ngược lại. Đạo đức kinh doanh đem lại lợi nhuận.
BTV: Trong thời gian qua dồn dập nhiều thông tin về, hàng loạt các phương tiện chở hàng tấn thực phẩm, nội tạng không rõ nguồn gốc, thối hỏng bị bắt giữ tại các địa phương sâu trong nội địa, vậy vai trò của các cơ quan gác cổng thị trường từ biên giới như thế nào?
Ông Nguyễn Phú Cường: Theo tôi được biết, vừa rồi Chính phủ có giao Bộ Công an soạn thảo một thông tư hướng dẫn một điều trong Bộ luật Hình sự để xử lý vấn đề này cho triệt để.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Trong các nghị định hướng dẫn về xử phạt hành chính thì đều có quy định nếu phát hiện, bắt được phương tiện vi phạm thì có thể tịch thu cả phương tiện, vấn đề là chúng ta có làm hết trách nhiệm hay không.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Đúng là có thực tế vấn đề tiêu hủy là tốn kinh phí, mất công. Bên Thú y gặp khó khăn trong việc này, nếu xử lý, tịch thu thì mới chỉ là phần ngọn, trong khi phần gốc là cần phải xem xét, xử lý việc lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất hoặc nhập lậu qua biên giới. Về vấn đề này, biên phòng, hải quan, thú y cần phối hợp chặt chẽ để ngăn chặn ngay từ biên giới. Nếu để nguồn hàng này nhập vào trong nước thì cũng rất khó xử lý từ việc tịch thu đến tiêu hủy mặt hàng vi phạm.
BTV: Gần đây, liên tiếp xuất hiện các thông tin thất thiệt chẳng hạn như thông tin việc có đỉa trong sữa chẳng hạn, đang gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến DN. Vậy thực hư thế nào? Làm thế nào để xử lý thông tin thất thiệt không gây hoang mang cho người tiêu dùng và gây thiệt hại cho nhà sản xuất?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Khi nghe một thông tin về sự cố an toàn thực phẩm, chúng ta phải làm rõ. Ví dụ, đỉa trong sữa là ở đâu, sữa nào, sữa chưa tiệt trùng hay đã tiệt trùng, từ đó có biện pháp khảo sát cụ thể. Trên cơ sở tập hợp thông tin, các cơ quan chức năng sẽ cung cấp thông tin chính thức. Cá nhân tôi cho rằng việc đỉa trong sữa đã tiệt trùng là khó có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Thời gian qua, chúng tôi đã có câu trả lời chính thức về gạo giả, về đỉa trong sữa, về đỉa trong bim bim, trích dẫn quan điểm của cả các chuyên gia trong và ngoài nước. Câu trả lời là đỉa không thể tồn tại trong sữa.
Câu hỏi đặt ra là tại sao lại có những clip quay được những hộp sữa có ấu trùng? Câu trả lời là một sản phẩm sữa, thực phẩm khi vận chuyển, bảo quản mà không tuân thủ đúng các quy định thì vi sinh vật rất dễ xâm nhập, thậm chí sinh ấu trùng. Tuy nhiên, nếu chỉ căn cứ vào một sản phẩm có ấu trùng mà kết luận tất cả các sản phẩm khác đều bị như vậy là không thỏa đáng. Ta phải lấy mẫu lưu tại nhà máy, lấy mẫu từ cùng lô sản phẩm để xác minh.
Chúng tôi cho rằng các cơ quan báo chí bên cạnh việc bảo vệ người tiêu dùng thì cũng phải bảo vệ cả hoạt động sản xuất kinh doanh chân chính, trong những trường hợp như vậy cần phối hợp ngay với cơ quan chuyên môn để có thông tin khách quan, khoa học. Đó là chưa nói đến những trường hợp do cạnh tranh không lành mạnh, thậm chí tống tiền, mà thực tế đã từng xảy ra.
Ông Nguyễn Phú Cường: Tôi xin nói thêm về trường hợp gạo giả. Bộ NNPTNT đã thống kê, xác định được thiệt hại do thông tin thất thiệt về gạo giả. Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phải huy động toàn bộ nhân lực để tìm ra người tung tin đầu tiên, sau đó các cơ quan tham gia phân tích với kinh phí tốn kém. Cuối cùng, chúng tôi xác định thông tin đầu tiên được đưa ra từ một người rất vô trách nhiệm. Điều này đã khiến gạo của bà con nông dân không tiêu thụ được, giá tụt thê thảm. Người thiệt hại ở đây là nông dân, người tiêu dùng và cả xã hội.
Hoạt động tác nghiệp báo chí đòi hỏi nhanh chóng, nhưng tôi cũng kêu gọi các cơ quan báo chí phối hợp với cơ quan chức năng, đưa tin chính xác, có kiểm chứng với cơ quan quản lý, nhà khoa học để tránh những thiệt hại to lớn cho xã hội, của người nông dân. Công sức của chúng tôi khi xác định một thông tin thất thiệt là rất nhỏ nhoi so với những thiệt hại của người nông dân.
BTV: Theo tôi, quản lý VSATTP ở nước ta cho tới giờ có thể nói đã có những phát triển nhất định. Vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng làm thế nào để người dân có thể an tâm hơn với những sản phẩm thực phẩm bày bán trên thị trường và có thể kể cả tác động từ phía báo chí đưa tin tức thì người dân vẫn an tâm vào sản phẩm mà người ta mua về? Vì chỉ khi người ta tin tưởng và sản phẩm thì tất cả thông tin trên báo chí, truyền thông, tôi nghĩ rằng, khi ấy sẽ là con số 0.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Số liệu thống kê cho thấy cũng có sự cải thiện, nhưng chưa thực sự có đột phá về đảm bảo an toàn thực phẩm. Thực ra, sản phẩm nếu đảm bảo an toàn thì nó phải được đảm bảo trong quá trình sản xuất và kinh doanh, còn chúng ta kiểm tra giám sát thì phát hiện những việc đã rồi. Tôi cho rằng công tác tuyên truyền phổ biến quy định về đảm bảo ATTP hỗ trợ hướng dẫn cho người nông dân, cho doanh nghiệp sản xuất là rất cần thiết và tiếp tục phải đẩy mạnh. Thủ tướng đã có quyết định có chính sách hỗ trợ áp dụng thực hành sản xuất tốt cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hệ thống tiên tiến như ISO để đảm bảo ATTP. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra phải tiếp tục kịp thời phát hiện nhắc nhở, hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh. Đặc biệt quan trọng là khâu truyền thông. Rất nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm an toàn, phải nhờ qua phương tiện truyền thông để nêu gương cũng như kịp thời phê phán, chỉ ra các điểm chưa tốt…. Tôi cho rằng, vai trò của công tác truyền thông rất quan trọng, cần đẩy mạnh để chúng ta khích lệ cơ sở sản xuất kinh doanh tốt.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Trước hết, ta phải thống nhất với nhau, vấn đề ATTP, những rủi ro là điều khó tránh, ngay cả những nước phát triển. Những sự cố lớn về ATTP như melamine, chất tạo đục, rau củ quả nhiễm ecoli… xuất phát ở các nước phát triển là chủ yếu. Còn ở Việt Nam, tình trạng ngộ độc vẫn xảy ra, nguy cơ vẫn còn, đấy là quy luật chung của quản lý thực phẩm, tuy nhiên không đến mức độ hoang mang, mất tin tưởng.
Vì thực phẩm chúng ta xuất khẩu lớn, trong nước có nhiều cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm được chứng nhận an toàn như thực hành nông nghiệp tốt. Nói như vậy không có nghĩa chúng ta không còn mối nguy, nhưng không có nghĩa mối nguy ấy đại diện cho cả Việt Nam. Hiện 87 triệu dân vẫn đang sử dụng thực phẩm Việt Nam. Hàng triệu khách du lịch vào Việt Nam hàng năm cũng đều sử dụng thực phẩm của Việt Nam.
Vừa rồi thực phẩm thức ăn của Việt Nam được một tổ chức du lịch quốc tế xếp vào top 10 món ngon nhất thế giới. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta bao biện nhưng rõ ràng về cơ bản chúng ta đã có những cải thiện rất đáng kể về vấn đề quản lý thực phẩm.
Còn đối với các mối nguy còn lại, xuất phát điểm là nước làm nông nghiệp, đa phần sản xuất nhỏ, 9,4 triệu hộ nông dân đều tham gia vào sản xuất thực phẩm, chúng ta không thể vì vấn đề an toàn, chúng ta xóa bỏ sản xuất nhỏ này vì nó đã tồn tại hàng ngàn năm nay.
Chúng ta có hàng trăm nghìn cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, chủ yếu quy mô nhỏ lẻ, không thể vì an toàn mà dẹp hết. Cho nên, chúng ta đảm bảo VSATTP phải phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của từng thời kỳ. Mà nội dung này chúng ta đã luật hóa. Chúng ta phải đánh giá tổng thể, hài hòa, toàn diện. Bằng chứng cho thấy, tuổi thọ của người dân được nâng lên. Đối với các mối nguy còn lại cũng khuyến cáo người tiêu dùng đó là cố gắng mua thực phẩm, sản phẩm nông sản của những cơ sở đã được chứng nhận. Còn nếu không có điều kiện, phải sử dụng sản phẩm ở chợ cóc, chợ lẻ thì phải ngâm kỹ, rửa sạch, gọt vỏ quả… vì tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật có thể xử lý bằng rửa trôi và thực hiện tốt ăn chín uống sôi.
BTV: Như vậy, ngoài câu chuyện đạo đức kinh doanh, thì cũng cần có “đạo đức” của người nội trợ, ý thức bảo vệ sức khỏe gia đình mình bằng cách ăn chín uống sôi, rửa kỹ rau quả. Cuộc tọa đàm của chúng ta đã diễn ra được 90 phút. Xin cảm ơn các vị khách mời. Xin cảm ơn sự theo dõi của quý vị độc giả.
Nguyễn Tất Độ Chinhphu.vn
Mất an toàn vệ sinh thực phẩm là mối đe dọa thường trực đối với sức khỏe, sinh mạng con người. Gần đây, người dân rất lo ngại khi báo chí dồn dập cảnh báo về tình trạng thịt bẩn, rau quả nhiễm hóa chất bảo quản độc hại xuất hiện tràn lan trên thị trường. Hơn lúc nào hết, câu hỏi mua gì, mua ở đâu và ăn gì, ăn ở đâu cho an toàn? thật sự đang là mối bận tâm chung của nhiều người tiêu dùng. Vậy phải chăng vấn đề ATVSTP đang bị bỏ ngõ? Người tiêu dùng phải làm gì để tự bảo vệ mình trước vấn nạn này? Để giải đáp mối quan tâm này của người dân, Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm “Để có bữa ăn an toàn cho mọi nhà”.
Tham gia cuộc tọa đàm có:
- Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, Bộ NN&PTNT.
- Ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế.
- Ông Nguyễn Phú Cường, Vụ phó Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công Thương.
- Ông Nguyễn Thái Dũng - Phó Tổng Giám đốc siêu thị Big C
- Ông Lê Danh Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia.
Cuộc tọa đàm được truyền hình trực tuyến trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và thông tin rộng rãi trên nhiều phương tiện truyền thông khác.
BTV: Những người nội trợ, hàng ngày phải đi chợ, lo bữa ăn cho cả nhà nhưng quả thật là rất lo lắng khi chọn mua đồ ăn ở chợ vì thường nghe thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về các vụ ngộ độc thực phẩm. Xin cho biết, có phải hiện nay, tất cả các thực phẩm đều có nguy cơ gây hại sức khỏe không?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu hàng ngày, đương nhiên khi người dân nghe thông tin dồn dập về những sự cố thực phẩm, trong đó có việc phát hiện các thực phẩm không an toàn, ngộ độc, người ta sẽ lo lắng.
Để trả lời câu hỏi, là cơ quan quản lý, chúng tôi dựa trên mẫu giám sát có tính đại diện cao, xử lý thống kê. Hàng năm Bộ NNPTNT đều lấy mẫu giám sát với những nông sản chủ lực như thịt, rau, quả, thủy sản. Kết quả cho thấy tỷ lệ rau quả nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt quá giới hạn cho phép là 6,44% năm 2009, 6,17% năm 2010, 4,43% năm 2011.
Tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh vượt quá giới hạn cho phép là 29,4% năm 2009, 27,67% năm 2010, 30% năm 2011.
Tỷ lệ thủy hải sản tồn dư hóa chất là 1% năm 2009, 3,8% năm 2010 và 0,8% năm 2011, tỷ lệ ô nhiễm sinh học với thủy hải sản là 4,5% năm 2009, 2,8% năm 2010, 6,7% năm 2011.
Việc lấy mẫu được thực hiện tại hầu hết các tỉnh, đại diện cho quy mô sản xuất nhỏ lẻ và sản xuất lớn, kích cỡ mẫu đủ lớn (500 đến 900 mẫu rau quả, 400 đến 800 mẫu thịt, 500 đến 700 mẫu thủy hải sản), đảm bảo tin cậy. Số liệu giám sát ba năm cho thấy không phải thực phẩm nào cũng có nguy cơ gây hại, ví dụ tệ nhất là tỷ lệ thịt gia súc gia cầm nhiễm vi sinh từ 27 đến 30%, nhưng nếu ăn chín uống sôi là xử lý được. Tỷ lệ tồn dư hóa chất có xu hướng giảm, nhưng tỷ lệ ô nhiễm vi sinh lại không giảm. Bộ NNPTNT đang cùng các bộ ngành triển khai nhiều giải pháp giảm thiểu tỷ lệ nhiễm vi sinh trong thịt gia súc gia cầm và thủy hải sản.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Ông Tiệp nói rất chính xác, để trả lời câu hỏi, khi có đánh giá một vấn đề cần có bằng chứng khách quan và khoa học, dựa trên các kết quả kiểm nghiệm, thống kê với cỡ mẫu đủ lớn, đảm bảo tính đại diện. Rõ ràng tỷ lệ ô nhiễm tại Việt Nam vẫn còn nhưng so với các nước trong khu vực thì cũng không phải đáng lo ngại. Nói vậy không phải là bao biện, vẫn còn mối nguy, nhưng như về vi sinh thì không khí ta đang sống cũng có, có thể nhiễm vào thực phẩm khi vận chuyển, chỉ có nguy cơ với những người không ăn chính uống sôi như tiết canh, ăn gỏi. Nếu ăn chín uống chín thì vi sinh sẽ bị tiêu diệt.
Ông Nguyễn Phú Cường: Tôi có quan điểm tương tự. Vì nếu thực phẩm không an toàn, không đủ dinh dưỡng thì rất khó thuyết phục về con số thống kê của Viện Dinh dưỡng về chiều cao, thể trạng của người Việt Nam trong 20 năm qua, khi chiều cao, cân nặng trung bình tăng, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm. Và nếu ta kiểm tra bàn tay tôi thì vi snh vật cũng có, việc sử dụng thực phẩm dù an toàn cũng có nguy cơ nếu để ôi thiu, nấu nướng không an toàn. Bên cạnh thực phẩm tốt thì còn phải sử dụng đúng cách, như Bộ Y tế khuyến cáo về người tiêu dùng thông minh. Còn theo Bộ Công Thương, các nông sản Việt Nam đã xuất khẩu được vào nhiều thị trường khó tính, có yêu cầu cao về VSATTP như Mỹ, Nhật, Hoa Kỳ.
BTV: Liệu có tình trạng thực phẩm an toàn thì xuất khẩu, kém an toàn thì để lại trong nước xuất khẩu?
Ông Nguyễn Phú Cường: Không phải như vậy, không thể lấy một mẫu vi sinh vật có hại trên tay tôi rồi từ đó kết luận tất cả mọi người trong phòng đều có. Việc xuất khẩu cũng vậy, không có quốc gia nào đủ nguồn lực kiểm tra tất cả các sản phẩm nhập khẩu cả, mà chỉ lấy mẫu đại diện. Tôi không nghĩ rằng tất cả các sản phẩm tốt đều mang đi xuất khẩu, còn lại không tốt để ở trong nước.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Bây giờ chúng ta kiểm soát là toàn bộ chuỗi, người nông dân nuôi cá không phải chỉ để dành cho xuất khẩu, mà khi nào không có thị trường sẽ tiêu thụ trong nước. Sắp tới ta sẽ dần dần thực hành nông nghiệp tốt để đảm bảo an toàn hơn nữa cho người trong nước.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Khi Việt Nam gia nhập WTO thì một trong những điều khoản bắt buộc thực hiện là hiệp định liên quan đến rào cản thương mại và kiểm soát về bệnh dịch động thực vật, có nguyên tắc bình đẳng là của VN hay của nước ngoài nếu đưa ra nước ngoài hay vào VN đều chịu sự quản lý bình đẳng như nhau, nên không có sự phân biệt giữa sản phẩm trong nước và xuất khẩu.
BTV: Thưa ông Tuyên, ông có hay đi chợ không? Dưới góc nhìn của một người nội trợ thì ông có hoang mang không khi nghe những thông tin về tình trạng mất ATVSTP?
Ông Lê Danh Tuyên: Có, tôi cũng có đi chợ.
Chúng ta biết, lịch sử tiến hóa loài người gắn với lịch sử ăn uống. Con người từ khi xuất hiện luôn phải đấu tranh với điều kiện sinh thái tự nhiên để tồn tại. Chúng ta phải đấu tranh biết loại thức ăn nào ăn được, loại nào không, thậm chí có khi phải trả giá bằng tính mạng.
Cho đến nay, vấn đề là phải xác định mối nguy đối với sức khỏe của con người và quản lý nó. Hiện nay công tác truyền thông đa chiều tạo điều kiện cho người dân hiểu biết hơn, tự bảo vệ mình.
Về thực phẩm nhập ngoại, đôi khi chúng ta còn nhầm lẫn. Luật Thực phẩm ra đời rất quan trọng vì khống chế, kiểm soát tốt hơn các loại thực phẩm.
Tôi cho rằng, thực tế, người dân phải trang bị kiến thức để bảo vệ mình. Quá trình tự chế biến trong gia đình phải bảo đảm đúng, hợp vệ sinh. Người dân cũng nên chọn lựa khi đi chợ. Nhà chuyên môn cố gắng khống chế, nhưng có những chỗ bán nhỏ lẻ, xuất hiện không chính thống, người dân phải biết để tránh. Truyền thông có 2 mặt, một mặt là truyền thông điệp để biết, thứ 2 không gây hoang mang.
Về quản lý mối nguy, doanh nghiệp nào sai trái sẽ bộc lộ ngay.
BTV: Thực phẩm không an toàn có thể gây ngộ độc cấp tính, chúng ta sẽ nhận biết ngay, tuy nhiên một số loại thực phẩm mà báo chí đưa tin không gây ngộ độc cấp tính mà gây ngộ độc từ từ làm người dân rất hoang mang. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thực tế không đến mức bi quan như vậy, đôi khi dư luận cứ hay nói quá, vậy đâu là thực tế?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Thực phẩm nếu mất an toàn, tồn dư các vi sinh vật có thể gây ngộ độc gây cấp tính như tả, lỵ thương hàn…, còn với những loại thực phẩm có tồn dư dư lượng chất bảo vệ thực vật, kim loại nặng… thì thông thường tồn dư ở mức phần triệu, phần tỷ cũng có thể gây bệnh mãn tính hay ung thư.
Tuy nhiên, hiện tại trong ngành nông nghiệp, bên cạnh sản xuất hữu cơ (không sử dụng hóa chất), thì người nông dân vẫn sử dụng thuốc BVTV, thuốc thú y, hóa chất trong canh tác nông nghiệp để tăng năng suất.
Nếu sử dụng đúng liều, loại, đúng cách thì thực phẩm vẫn đảm bảo an toàn. Để tránh hiểu lầm về thông tin thực phẩm tồn dư hóa chất có thể gây bệnh mãn tính, ung thư thì trên thực tế những hóa chất được phép sử dụng trong ngành nông nghiệp mà chúng ta cho phép sử dụng đều thuộc Danh mục cho phép của Ủy ban CODEX quốc tế. Cơ quan này đánh giá loại bỏ tất cả hóa chất có thể gây ung thư, gây bệnh mãn tính. Do vậy, những năm gần đây tình trạng tồn dư hóa chất đã được tăng cường kiểm soát để giảm tồn dư hóa chất có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh mãn tính, ung thư.
BTV: Theo thống kê, hàng năm Việt Nam có hàng trăm ca ngộ độc thực phẩm làm khoảng 5.000 người mắc, hàng chục người chết, ông Nguyễn Thanh Phong nghĩ sao về con số thống kê này?
Ông Nguyễn Thanh Phong: Nếu chúng ta nhìn vào số thống kê thì số liệu của chúng ta là rất ít. Một chuyên gia quốc tế đã hỏi chúng tôi: Hoa Kỳ gần 300 triệu dân, với điều kiện kinh tế cao, mà một năm có 75, 76 triệu ca tiêu chảy liên quan đến thực phẩm, Việt Nam có gần 90 triệu dân, cũng còn nhiều bất cập xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội, mà con số thống kê về ngộ độc thực phẩm lại rất ít.
Số liệu ta ghi nhận được không đẩy đủ so với thực tế, do không có hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, nên con số ước lượng của chúng tôi lớn hơn rất nhiều. Ngay cả các nước có hệ thống giám sát đầy đủ thì các trường hợp ghi nhận cũng chỉ bằng 10% so với thực tế.
Tôi xin nói thêm vấn đề ngộ độc mạn tính, thực tế cũng có nhưng nếu nói mức độ tất cả đều bị ngộ độc mạn tính là không chính xác. Như Viện Dinh dưỡng đã nói, thể trạng người Việt, tuổi thọ người Việt đã được cải thiện rất đáng kể trong thời gian qua, có nhiều yếu tố khác nhau, nhưng rất quan trọng là yếu tố về thực phẩm, nếu thực phẩm đều không an toàn thì tuổi thọ làm sao tăng được?
BTV: Mời mọi người xem phóng sự do phóng viên của chúng tôi thực hiện về hoa quả không nguồn gốc bày bán khắp nơi. Các vị khách mời có đánh giá như thế nào về nội dung phóng sự vừa nêu?
Vấn đề kiểm soát rau, củ quả qua biên giới đang được thực hiện như thế nào? Liệu có đang bị bỏ ngỏ không?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Có lẽ chúng ta thấy phản ánh tình trạng bày bán rau quả rất “thoải mái” trên đường phố. Người tiêu dùng cũng chưa quan tâm lắm đến xuất xứ cũng như độ tin cậy của sản phẩm. Việt Nam là 1 nước cường quốc xuất khẩu nông sản thực phẩm, tuy nhiên với đời sống ngày càng cao, chúng ta nhập khẩu cũng rất nhiều, đặc biệt là rau củ quả.
Bên cạnh việc kiểm soát đối với chuỗi sản xuất trong nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm ban hành thông tư về thực phẩm nhập khẩu. Thông tư 13 đưa ra quy trình kiểm soát chặt chẽ 3 bước: trước xuất khẩu, tại cửa khẩu và sau nhập khẩu.
Các nước xuất khẩu phải đăng ký hồ sơ cung cấp đầy đủ thông tin kiểm soát danh mục các chất sử dụng trong canh tác rau củ quả. Có 11 nước đã đáp ứng được yêu cầu chính thức được công nhận, 2 nước tạm thời được công nhận là Trung Quốc và Lào.
Bên cạnh kiểm soát tại các cửa khẩu, có các trạm kiểm soát thực vật. Đồng thời kiểm tra kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm, kết quả kiểm tra lấy mẫu kiểm nghiệm trong thời gian gần đây đã phát hiện kịp thời, ngăn chặn các lô hàng không bảo đảm.
Vừa rồi, Cục bảo vệ thực vật đã phát hiện 14/558 mẫu các loại quả như cam quýt, nho, mận, khoai tây có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.
Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra để kịp thời ngăn chặn các lô hàng không đảm bảo. Thời gian qua đã thông báo công khai để người tiêu dùng có đủ thông tin khi mà lựa chọn được sản phẩm an toàn.
BTV: Thực tế, vào bất cứ cửa hàng hoa quả nào thì đều có thể mua được hoa quả nhập khẩu. Tôi để ý có loại hoa quả để được cả tháng rưỡi. Tôi không hiểu có chất bảo quản nào giúp hoa quả bên ngoài thì có thể tươi lâu như vậy như bên trong thì bị thối.
Ông Nguyễn Như Tiệp: Ủy ban tiêu chuẩn của quốc tế đã đưa ra đanh mục các chất bảo quản được phép sử dụng. Khi kiểm tra, chúng tôi kiểm tra các chất tồn dư các chất bảo quản. Nếu chất bảo quản không có trong danh mục được phép thì vi phạm. Nếu phát hiện chất bảo quản trong danh mục thì sẽ kiểm tra có vượt quá ngưỡng hay không.
Không chỉ thực phẩm nhập khẩu, nếu người sản xuất không có ý thức, đạo đức, lạm dụng chất bảo quản lâu ngày, có hại cho sức khỏe con người thì chúng ta phải đấu tranh để xử lý tận gốc.
Ông Nguyễn Thanh Phong: Kết quả như thế thì chúng ta phải qua kiểm nghiệm, không thể phỏng đoán được. Không thể nghĩ quả táo, quả cam có gì đấy thì mới có thể để được lâu, mà phải qua kiểm nghiệm. Chúng ta không nên phỏng đoán, đánh giá cảm quan.
BTV: Gần đây dư luận rộ lên thông tin gà thải bán tại siêu thị, vậy thực hư thế nào? Quy trình nhập kiểm soát thực phẩm ở đây thế nào? Liệu người tiêu dùng có thể yên tâm với chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các siêu thị đang bán hay không?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Theo nghiên cứu đánh giá ý kiến khách hàng tại Big C thì ý thức khách hàng rất coi trọng vấn đề chất lượng VSATTP. Năm 2011, khoảng 91% người tiêu dùng được hỏi quan tâm đến vấn đề VSATTP. Đấy là lý do tất cả các siêu thị đều rất nâng cao kiểm soát chất lượng sản phẩm nói chung và cũng như chất lượng VSATTP đối với mặt hàng thực phẩm.
Còn về thông tin gà dai Hàn Quốc bán ở Việt Nam thì khi nhập khẩu về chúng tôi đều đã có sự kiểm tra, kiểm soát và dựa trên chứng nhận về hồ sơ chứng nhận chất lượng, hồ sơ nhập khẩu trước khi nhập hàng và bán hàng cho người tiêu dùng. Và sau khi có thông tin từ báo chí rằng những sản phẩm này không đảm bảo dinh dưỡng, mà thực ra chúng ta cần phải kiểm tra trong phòng thí nghiệm thì mới có thể kết luận chính thức, nhưng chúng tôi đã tạm dừng bán mặt hàng này để chờ kết luận xem có bảo đảm về dinh dưỡng hay không, nếu đảm bảo thì chúng tôi tiếp tục bán, nếu không thì sẽ dừng bán vĩnh viễn.
BTV: Thưa ông, đây đó có thông tin về siêu thị bán hàng hết đát, không đạt chuẩn chất lượng, đại loại lấy hàng ở cơ sở tư nhân chất lượng rất kém sau đó trà trộn vào… Tại sao cả hệ thống siêu thị lại quản lý lỏng lẻo như vậy?
Ông Nguyễn Thái Dũng: Quản lý hàng hóa ở siêu thị nói chung và ở BigC đều có quy trình kiểm tra chặt chẽ từ nguồn gốc cũng như dây chuyền sản xuất đến trong quá trình nhập hàng chúng tôi cũng kết hợp với các trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu ngẫu nhiên đối với những sản phẩm có nguy cơ, và nếu có sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo cam kết đối với siêu thị thì phối hợp hợp với cơ quan quản lý nhà nước để xử lý nhà sản xuất. Vì vậy, đối với Big C thì không có tình trạng mất VSATTP đối với các thực phẩm bán trong hệ thống.
BTV: Hiện nay việc quản lý thực phẩm có quá nhiều văn bản, nhiều chỗ thì bỏ trống, nhiều chỗ lại chồng chéo. Làm sao để giải quyết tình trạng này?
Ông Nguyễn Như Tiệp: Sau khi Luật An toàn thực phẩm được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị định hướng dẫn, giao trách nhiệm giao cho 3 Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế. Theo tôi được biết, các Bộ đã ban hành tương đối đầy đủ văn bản hướng dẫn, đảm bảo khung pháp lý cho thưc hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Còn một số vấn đề còn giao thoa giữa các Bộ thì các bên cũng phối hợp với nhau để xử lý, điều quan trọng nhất vẫn là hiệu quả công việc, xây dựng văn bản tốt, tổ chức thực hiện tốt.
BTV: Có ý kiến cho r