Tồn tại và khó khăn trong công tác phát triển làng nghề Hà Nội
Trong những năm qua công tác phát triển, bảo tồn nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng, lợi thế.

Hiện nay, thành phố Hà Nội có 309 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện và thị xã. Trong đó, có 36 làng nghề đã được đăng ký xây dựng nhãn hiệu. Các sản phẩm của làng nghề đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, một số có thế mạnh cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bao gồm: sản phẩm may mặc, sản phẩm gốm sứ, sản phẩm dệt và thêu ren truyền thống; đồ gỗ phục vụ tiêu dùng và xây dựng; sản phẩm cơ khí; chế biến nông sản thực phẩm (bánh, bún, kẹo, giò chả, bánh chưng, chè, ...). Du lịch làng nghề và du lịch sinh thái cũng đã được nhiều du khách quan tâm.

 

Sản phẩm nón lá làng Chuông – Hà Nội (Ảnh sưu tầm)

Trong những năm qua, các làng nghề đã có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu, trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 đến 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 đến 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển làng nghề còn nhiều tồn tại và hạn chế cần phải khắc phục như:

Việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến còn khó khăn. Chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp.

Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu, như: Giao thông đã xuống cấp, hệ thống điện ở một số nơi chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng bộ ... Mặt bằng sản xuất chật hẹp, nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề có nhu cầu về mặt bằng để xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất nhưng gặp khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng về nguồn nước, không khí, tiếng ồn, do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn với sinh hoạt hàng ngày và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Các thiết bị phòng chống cháy nổ, trang thiết bị an toàn lao động chưa được chú trọng. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, một mặt do các sản phẩm thủ công còn đơn điệu về mẫu mã, sản phẩm chưa có thương hiệu, nhãn mác hàng hoá nên sức cạnh tranh kém, thiếu các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm.

Việc bảo tồn văn hoá truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa được chú trọng và quan tâm nhiều. Phần lớn các cơ sở sản xuất chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, mang tính thị trường mà ít chú trọng tới phát huy giá trị truyền thống của sản phẩm.

Lao động ở các làng nghề có phần bị hạn chế về trình độ học vấn, đa số không qua đào tạo cơ bản nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới, hoạt động nghề còn mang tính thời vụ trong lúc nông nhàn.

Để giải quyết khó khăn, giúp làng nghề Hà Nội phát triển, Sở Nông nghiệp và PTNT đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch; Đề án bảo vệ môi trường làng nghề; Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)… Nghiên cứu, hoàn thiện các chính sách phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho lao động nông thôn./.

Thu Huyền

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 3399
Tổng lượng truy cập: 28213480