Sơ kết sản xuất vụ xuân, kế hoạch sản xuất vụ mùa năm 2012
Nhận thức rõ tầm quan trọng của vụ xuân năm 2012 nên Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp&PTNT và các quận, huyện, thị xã đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt: sớm có chủ trương, kế hoạch sản xuất và phương án chống hạn vụ xuân. Uỷ ban Nhân dân thành phố có chỉ thị, Sở Nông nghiệp&PTNT, các Chi cục, Trung tâm có công văn chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác thủy lợi chống hạn, gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng sớm kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2012 với các biện pháp chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn kịp thời cho nông dân thực hiện.

 * Đánh giá sản xuất vụ Xuân 2012

Sản xuất vụ xuân năm 2012 có những thuận lợi, khó khăn chính sau: Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân thành phố và các quận, huyện sớm có chủ trương, kế hoạch sản xuất và phương án chống hạn vụ xuân. Tập trung chỉ đạo các giải pháp công trình chống hạn, làm thuỷ lợi nội đồng mùa khô, chủ động lấy nước sớm, đảm bảo đủ nước sản xuất nông nghiệp; chuẩn bị đầy đủ giống và các điều kiện phục vụ sản xuất. Cán bộ và nông dân thành phố có kinh nghiệm trong công tác chống hạn, phòng chống rét và các yếu tố  bất lợi cho sản xuất. Thời tiết diễn biến dị thường: từ đầu vụ xuân đến cuối tháng 3 miền bắc có nhiều đợt rét đậm, rét hại. Các đợt rét đậm, rét hại từ cuối tháng 12 đến cuối tháng 3 với tổng thời gian gần 50 ngày là hiện tượng thời tiết hiếm có từ trước đến nay làm ảnh hưởng đến sinh trương của mạ, thời vụ gieo cấy và sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng của lúa khoảng 10 ngày. Mực nước các sông, hồ xuống thấp gây khó khăn cho công tác chống hạn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của vụ xuân năm 2012 nên Thành uỷ, Uỷ ban Nhân dân thành phố, Sở Nông nghiệp&PTNT và các quận, huyện, thị xã đã có sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt: sớm có chủ trương, kế hoạch sản xuất và phương án chống hạn vụ xuân. Uỷ ban Nhân dân thành phố có chỉ thị, Sở Nông nghiệp&PTNT, các Chi cục, Trung tâm có công văn chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời công tác thủy lợi chống hạn, gieo cấy, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng sớm kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2012 với các biện pháp chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn kịp thời cho nông dân thực hiện. Nhiều địa phương với cả hệ thống chính trị đã cùng với Sở Nông nghiệp&PTNT và các đơn vị trực thuộc đã tích cực chỉ đạo, kịp thời giải quyết khó khăn như hỗ trợ giống, diệt chuột và ốc bươu vàng. Công tác chỉ đạo điều hành từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã tập trung vào một số biện pháp chủ yếu như: chỉ đạo các giải pháp công trình chống hạn, làm thuỷ lợi nội đồng mùa khô, chủ động lấy nước sớm, đảm bảo đủ nước cho sản xuất; chỉ đạo thực hiện quyết liệt về thời vụ, cơ cấu giống, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh; chuẩn bị đầy đủ giống và các điều kiện phục vụ sản xuất.

Một số biện pháp kỹ thuật

Tổng diện tích gieo trồng: 123.918 ha. Trong đó, diện tích lúa 99.946 ha đạt 99,7% kế hoạch (KH), 98% cùng kỳ (CK); diện tích cây màu: 23.972 ha.

1. Cây lúa

a) Thời vụ: Gieo mạ: đến ngày 27/12 diện tích gieo mạ được 59 ha đạt 1,5%. Đến ngày 17/1 gieo mạ được 730 ha đạt 18%.  Đến ngày 30/1 gieo mạ được 3304 ha đạt 82% kế hoạch (KH). Đến ngày 7/2 diện tích mạ toàn thành phố đã gieo 4.113 ha, đạt 100% KH.

Mạ gieo đúng thời vụ, đúng kỹ thuật. Diện tích mạ xuân được che phủ nilon chiếm 99%, mạ sinh trưởng phát triển tốt, thừa mạ cấy.

Cấp nước đổ ải, làm đất: các địa phương chỉ đạo lấy nước sớm và lấy nước theo kế hoạch xả nước hồ Hoà Bình, Thác Bà, Tuyên Quang, tập trung vào hai thời điểm: đợt 1 (từ ngày 18/1- 22/1), đợt 2 (từ ngày 1- 9/2), các trạm bơm đã huy động với số máy tối đa để lấy nước (có thời điểm: 178 trạm bơm, 441 máy, lưu lượng bơm 661750 m3/h). Đến ngày 17/1 (thời điểm chưa xả nước đợt 1) diện tích có nước là 20.957 ha, đạt 21% KH. Đến ngày 30/1 diện tích có nước là 49.093 ha, đạt 49% KH; diện tích làm đất là 46.855 ha đạt 47% KH. Đến ngày 14/2 diện tích có nước là 92.657 ha, đạt 93% KH; diện tích làm đất là 74.658 ha đạt 75% KH. Đến ngày 23/2 các địa phương đã hoàn thành việc lấy nước.

Cấy lúa: Ngày 14/2 toàn thành phố gieo cấy được 20.420 ha đạt 21% KH, đến ngày 28/2 cấy được 86.391 ha đạt  86% KH, đến ngày 6/3 cơ bản cấy xong. Một số diện tích cấy sang tháng 3 do phải thuê mướn lao động từ nơi khác như Hà Đông, Long Biên, Đan Phượng, Gia Lâm, Thanh Trì...

 Các huyện gieo cấy vượt kế hoạch là Từ Liêm 115%, Quốc Oai 112%, Sóc Sơn 106%, Ba Vì 104%...Các huyện gieo cấy không đạt kế hoạch là Long Biên 50%, Mê Linh 83%, Hà Đông 92%...

b) Cơ cấu giống lúa: phát triển theo hướng tăng giống lúa chất lượng cao và lúa Lai, giảm giống Khang dân và một số giống khác, cụ thể: lúa chất lượng cao 22,6% (Thơm 17,7%, Nếp 4,9%), lúa Lai 17%, Khang dân 35,7%, Q5 6,4%; ĐB5, ĐB6, BC15: 3,2%, Xi 23, C70, DT10: 1,8%, giống khác 5,6%. So với vụ xuân 2011: lúa thơm tăng 3,8%; lúa lai tăng 3,2%, Khang dân giảm 6,5 %, Q5 giảm 5,5%; ĐB5, ĐB6, BC15 giảm 1,8%; Xi 23, C70, DT10 giảm 1,2%. Các huyện gieo cấy một số giống có tỉ lệ cao như: lúa Thơm (Quốc Oai 39%, Ứng Hoà 33%, Thanh Oai 30%, Thường Tín 29%, Phú Xuyên 26%, Thạch Thất 26%, Sóc Sơn 23%...); lúa Lai (Phú Xuyên 53%, Mỹ Đức 44%, Ứng Hoà 42%, Thanh Oai 30%, Gia Lâm 23%...); Khang Dân (Mê Linh 70%, Đan Phượng 68%, Sóc Sơn 65%, Ba Vì 82%, Sơn Tây, Thường Tín, Hoài Đức 45%...).

c) Chỉ đạo diệt chuột, ốc bươu vàng: Thành phố chỉ đạo, cấp thuốc diệt chuột; các quận huyện chủ động xây dựng kế hoạch, phát động và tổ chức diệt chuột, ốc bươu vàng.

d) Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật:

- Diện tích lúa gieo sạ: 6583 ha đạt 117,7% so với kế hoạch và 86 % so với năm 2011. Các huyện có diện tích gieo sạ nhiều như: Ba Vì 2656 ha, Sơn Tây 785 ha; Phúc Thọ, Sóc Sơn 500 ha, Mỹ Đức 443 ha, Gia Lâm 406 ha, Chương Mỹ 395 ha...

- Diện tích thâm canh lúa cải tiến tiếp tục mở rộng, tổng diện tích ứng dụng khoảng 42.000 ha, trong đó ứng dụng toàn phần 12.000 ha và ứng dụng từng phần (chủ yếu cấy 1 dảnh) 30.000 ha. Các huyện có nhiều diện tích ứng dụng như: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa , Phú Xuyên...

Đa số diện tích gieo cấy lúa đảm bảo kỹ thuật như: cấy ít dảnh, cấy thưa, tuổi mạ tập trung từ 3-5 lá, bón phân cân đối, đủ nước, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Hiện nay lúa sinh trưởng, phát triển tốt, sâu bệnh nhẹ.

2. Cây màu

Đến ngày 15/2 diện tích trồng cây rau màu được 15.921 ha đạt 58%; trong đó: ngô 5.691 ha đạt 78%, đậu tương 617 ha đạt 38%, lạc 3.284 ha đạt 64%, rau các loại 4.958 ha đạt 56%, hoa 514 ha đạt 37%. Đến ngày 13/3 diện tích trồng được 22.496 ha đạt 82%; trong đó: ngô 7192 ha đạt 99%, đậu tương 1060 ha đạt 65%, lạc 4108 ha đạt 81%, rau các loại 7446 ha đạt 85%, hoa 540 đạt 39%...

Đến ngày 26/3 diện tích cây mầu là 23.932 ha đạt 87% KH; trong đó: ngô 7.397 đạt 101% KH, đậu tương 1.150 ha đạt 70% KH, lạc 4.214 ha đạt 83% KH, rau 7.693 ha  đạt 87% KH, hoa 572 ha đạt 42% KH…

Các cây màu đều gieo trồng đúng thời vụ, gieo trồng tập trung tháng 2 đến giữa tháng 3. Do ảnh hưởng của thời tiết nhiệt độ thấp kéo dài nên cây mầu sinh trưởng chậm, sâu bệnh nhẹ.

Trồng cây nhân dân

Thành phố giao cho các quận, huyện chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động Tết trồng cây xuân Nhâm Thìn đồng loạt ngày mùng 8 Tết. Các đồng chí lãnh đạo thành phố đã đến động viên và chỉ đạo tại một số quận huyện. Đến hết tháng 3 toàn thành phố đã trồng được 902,5 nghìn cây đạt 84% kế hoạch. Các cây trồng chủ yếu là cây ăn quả (75%) và cây bóng mát (25%) gồm: Bằng Lăng, Phượng, Sấu, Hoa Sữa…

Một số huyện có số lượng trồng nhiều như: Thường Tín 105.000 cây, Ba Vì 100.000 cây, Mỹ Đức 55.000 cây, Thanh Oai 52.000 cây, Thạch Thất 40.000 cây...

Thành phố hỗ trợ giống và vật tư thiết yếu cho 3500 ha sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; hỗ trợ  mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI); hỗ trợ thuốc diệt chuột cho \"tuần lễ diệt chuột\" vụ xuân; hỗ trợ thuốc sinh học, nguồn gốc sinh học cho sản xuất rau an toàn; hỗ trợ vùng sản xuất cây ăn quả, hoa cây cảnh, chè an toàn...

Ngoài chính sách hỗ trợ của thành phố, các quận, huyện, thị xã hỗ trợ 50-100% chi phí ứng dụng giống mới, hỗ trợ mở rộng diện tích gieo sạ (hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, thuốc trừ cỏ, tập huấn); hỗ trợ diệt chuột, diệt ốc bươu vàng; hỗ trợ mô hình khảo nghiệm, trình diễn giống lúa và giống rau màu; hỗ trợ thuốc sinh học, nguồn gốc sinh học cho sản xuất rau an toàn...

Tập trung chăm sóc lúa và hoa màu: đảm bảo cung cấp đủ nước để tưới cho cây màu, tưới dưỡng cho lúa ở giai đoạn phân hoá đòng đến chín sữa, nhất là chân đất cao, vàn cao khi gặp nhiệt độ cao , ẩm độ thấp (gió Lào). Linh hoạt giữa rút kiệt nước giai đoạn chín sáp đến thu hoạch và giữ nước để làm đất vụ mùa. Thường xuyên điều tra phát hiện sâu bệnh, dự tính dự báo chính xác, phòng trừ kịp thời hiệu quả, không để lây lan ra diện rộng. Tăng cường ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp ( IPM). Hạn chế sử dụng thuốc khi sâu bệnh còn thấp;

Chú ý bệnh đạo ôn, khô vằn rầy nâu, bệnh bạc lá…hại lúa; sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, dòi đục lá, gỉ sắt, héo xanh hại lạc, đậu tương; bệnh khô vằn, đốm lá, sâu đục thân, đục bắp hại ngô; bọ xít, nhện lông nhung, bệnh sương mai, thán thư hại nhãn vải; bệnh loét, sẹo, sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, bệnh vàng lá hại cây có múi; rầy xanh, bọ trĩ, bọ xít, muỗi, nhện đỏ, thối búp hại chè; sâu đục quả, bệnh xoăn lá hại cà chua; dòi đục lá, nhện, phấn trắng hại dưa chuột, bầu bí; sâu đục quả hại đậu đũa; sâu đục ngọn hại đào, bệnh đốm đen hại hoa hồng…

* Kế hoạch sản xuất vụ mùa 2012

Khó khăn: thời gian sinh trưởng của lúa xuân kéo dài khoảng 10 ngày (lúa trỗ tập trung từ 10/5-25/5, thu hoạch tập trung từ 5/6-20/6) sẽ ảnh hưởng tới thời vụ gieo cấy lúa mùa. Bị động về nguồn giống lúa và giống đậu tương ngắn ngày cho sản xuất vụ mùa.

Thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường về mức độ gây hại, có thể nắng nóng, hạn hán; mưa to, nhiều ngày đầu vụ làm ngập úng lúa mới cấy; bão lụt và sâu bệnh ảnh hưởng đến năng suất. Một số nơi vùng ven đô còn lệ thuộc vào thuê mướn lao động từ địa phương khác nên  kết thúc cấy mùa quá muộn.

Thuận lợi: cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ tưới tiêu được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Trải qua nhiều vụ gặp phải thời tiết mưa úng bất thuận, cán bộ và nông dân thành phố đã có  kinh nghiệm trong công tác chống úng và thâm canh lúa mùa.

1. Chủ trương: Chỉ đạo tập trung thu hoạch nhanh, gọn lúa xuân; gieo cấy hết diện tích, đảm bảo thời vụ, phấn đấu cấy sớm, cấy gọn để tăng hiệu quả phòng chống úng và  tạo điều kiện đảm bảo diện tích cây trồng vụ đông. Cơ cấu các giống ngắn ngày có năng suất và chất lượng cao. Chủ động xây dựng các phương án phòng chống mưa, bão, úng, sâu bệnh. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng giá trị thu nhập và hiệu quả sản xuất.

2. Kế hoạch sản xuất

Tổng diện tích gieo trồng vụ mùa: 119.485 ha. Trong đó: Cây lúa: diện tích 101.566 ha, năng suất: 54,8 tạ/ha, sản lượng: 556.308 tấn; Cây màu: diện tích 17.919 ha. Bao gồm một số cây trồng chính sau: Ngô: diện tích 3.546 ha; năng suất: 48 tạ/ha; sản lượng: 17.040 tấn; Lạc: diện tích 765 ha; năng suất: 20 tạ/ha; sản lượng: 1.529 tấn; Đậu tương: diện tích 2.500 ha; năng suất: 18 tạ/ha; sản lượng: 4.606 tấn; Rau đậu các loại: diện tích 7.665 ha; năng suất: 202 tạ/ha; sản lượng: 155.169 tấn; Hoa, cây cảnh: diện tích 1.385 ha; Khoai lang: diện tích 706 ha; Cây khác:diện tích 1.352 ha.

3. Những giải pháp chủ yếu

Để thực hiện tốt kế hoạch diện tích, năng suất cây trồng vụ mùa, vụ đông cần tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các giải pháp sau: Đổi mới cơ cấu giống lúa: tăng tỷ lệ giống lúa chất lượng cao, lúa Lai. Thực hiện đúng thời vụ gieo cấy: gieo cấy trà cực sớm và sớm xong trước 30/6 và thu hoạch trước 30/9 đạt 70%. Chủ động gieo trồng giống đậu tương ngắn ngày (để làm giống cho vụ đông. Thực hiện tốt các biện pháp thâm canh để rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa mùa.Chuẩn bị tốt phương tiện phòng chống úng và phòng trừ sâu bệnh.

3.1. Cây lúa  

3.1.1. Tăng nhanh lúa chất lượng cao

Mỗi huyện lựa chọn và cơ cấu 3-5 giống lúa thích hợp với điều kiện địa phương.

Giống lúa chất lượng cao: lúa thơm (Bắc thơm 7, Nàng Xuân, TL6, T10, VS1...), lúa nếp (nếp cái hoa vàng, nếp 97, nếp 98...): 30% (tăng 8%),

Giống QR1, Q5, ĐB5, ĐB6; lúa lai (GS 9, TH3-4, HYT100...): 20%.

Giống cực ngắn ngày: DT122, PC6, CN2, P6 đột biến, Vật tư-NA1, lúa Nhật... 10%

Khang Dân: 35% (giảm 12%).

Các giống khác: 5%                                                                                                    

3.1.2. Thực hiện đúng thời vụ gieo cấy

Thu hoạch nhanh gọn lúa xuân, cấy ngay lúa mùa: thực hiện khẩu hiệu ”xanh nhà hơn già đồng”, thu hoạch khi ”lúa hoa ngâu”, linh hoạt trong khâu rút nước cho lúa chín nhanh và giữ nước để làm đất, ”thu hoạch đến đâu làm đất và gieo cấy ngay đến đó”. Phấn đấu gieo cấy trà cực sớm và sớm xong trước 30/6 và thu hoạch trước 30/9 đạt 70% để tăng hiệu quả phòng chống úng và đảm bảo diện tích cây vụ đông. Giống ngắn ngày gieo mạ từ 1-10/6, cấy từ 15-25/6, thu hoạch trước ngày 30/9. Trà lúa mùa trung 30%, gieo mạ từ 10/6 đến 20/6.  Phấn đấu đến 10/7 toàn thành phố cấy xong lúa mùa.

3.1.4. Chủ động gieo trồng vụ hè thu giống đậu tương ngắn ngày

Giống AK06, ĐT12, Đ8 và các giống trung ngày để làm giống cho vụ đông với diện tích 2500 ha ở các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Phú Xuyên, Ba Vì, Gia Lâm, Sóc Sơn...

3.1.5. Thực hiện tốt các biện pháp thâm canh

Sử dụng hạt giống có chất lượng tốt, gieo mạ thưa và chăm sóc đúng kỹ thuật. Chỉ đạo chặt chẽ giữa khâu làm đất và gieo mạ để khi cấy có mạ non 2,5 - 4 lá, xúc mạ khi cấy, cấy 1 dảnh/khóm, mật độ cấy 25-35 khóm/m2. Làm cỏ sớm, bón phân cân đối, hợp lý theo giai đoạn sinh trưởng và nhu cầu của cây, chú ý không bón thừa đạm. Rút kiệt nước ở giai đoạn đẻ nhánh đến phân hoá đòng và giai đoạn chín sáp đến chín hoàn toàn.

3.1.6. Chuẩn bị tốt phương tiện phòng chống úng

Kiểm tra các công trình thuỷ lợi, các thiết bị và sửa chữa tu bổ xong trong tháng 5. Nạo vét kênh tiêu, áp trúc tôn cao khép kín các bờ vùng. Thực hiện tốt phương án phòng chống úng, hạn vụ mùa. Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo điều hành của toàn ngành. Tranh thủ lấy nước vào giờ thấp điểm để tiết kiệm chi phí.

3.2.  Cây màu

Đậu tương: gieo trồng các giống đậu tương ĐT-12, Đ8, ĐVN9, AK06, ĐVN5, ĐVN6, DT84, DT2001, ĐT22, ĐT26, Đ96-02, Đ9804 để làm giống cho vụ đông.

Ngô: chủ yếu sử dụng giống ngô lai, nhóm  giống ngắn và trung ngày: LVN4, LVN99, LVN145, LVN45, LVN61, B9681, CP999, CP3Q, NK6654, NK66, C919; nhóm giống dài ngày gồm: LVN10, CP888, LVN98, NK72.... Nhóm ngô thực phẩm: ngô nếp MX2, MX4, VN2, VN6, MX10, Wax44, W48, Mylky 36; ngô ngọt Sugar 75, Sugar 77, Golden Sweeter 90, Đường lai số 10.

Thực hiện tốt các quy trình hướng dẫn kỹ thuật của từng cây trồng.

3.3.  Coi trọng công tác phòng trừ sâu bệnh bảo vệ lúa và rau màu

Làm tốt công tác dự tính dự báo. Các sâu bệnh thường gây hại nặng vụ mùa là bệnh bạc lá, khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy các loại...Phòng trừ sinh vật hại cây trồng khi đến ngưỡng và theo nguyên tắc \"4 đúng\", hạn chế sử dụng thuốc BVTV khi mật độ sâu, tỷ lệ bệnh còn thấp.

* Định hướng sản xuất vụ Đông 2012-2013

Cây vụ đông có vị trí rất quan trọng, là vụ sản xuất chính và tăng thu nhập cho nông dân các địa phương ngoại thành, góp phần tăng sản phẩm xã hội.

Khó khăn nhất của sản xuất vụ đông là thời gian sinh trưởng của lúa xuân kéo dài làm ảnh hưởng tới thời vụ, nguồn giống cho vụ mùa và vụ đông.

Chủ trương: Đảm bảo diện tích gieo trồng vụ đông, chủ lực là cây đậu tương, ngô ngắn ngày, tăng diện tích cây khoai tây, khoai lang gieo trồng trên đất 2 lúa. Gieo trồng cây rau màu có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. 

  admin   Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội


BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 5262
Tổng lượng truy cập: 25257804