Theo đó, UBND thành phố sẽ tập trung triển khai 12 nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm về bảo đảm ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2021. Đáng
chú ý, các cấp, các ngành thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo điều hành gắn kết chặt
chẽ công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông sản với các nhiệm
vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng hàng nông sản
và hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn tiếp
diễn.
Song song kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành về công tác này, UBND thành phố sẽ kiện toàn, tổ chức lực lượng quản lý chất lượng, ATTP, chế biến và phát triển thị trường từ thành phố đến quận, huyện, thị xã đáp ứng yêu cầu tình hình mới. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao cho cán bộ quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP. Nâng cấp hệ thống trang thiết bị kiểm nghiệm hiện đại, tiếp tục mở rộng một số chỉ tiêu kiểm nghiệm, nâng cao chỉ tiêu được công nhận, chỉ định phục vụ công tác quản lý nhà nước về chất lượng, ATTP…
Xây dựng và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững, thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, quy hoạch giết mổ. Tổ chức sản xuất các sản phẩm chủ lực của thành phố theo chuỗi giá trị gắn với ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến. Thúc đẩy phát triển các vùng sản xuất nông sản thực phẩm tập trung, an toàn, làng nghề thực phẩm, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.
Thành phố Hà Nội cũng sẽ phối hợp tích cực với các tỉnh, thành phố phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản an toàn cho thành phố. Tăng cường kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn, đặc sản vùng miền phục vụ người tiêu dùng Thủ đô. Duy trì triển khai các chương trình giám sát vệ sinh ATTP nông sản; kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý, tổ chức kiểm tra đột xuất, xử phạt nghiêm vi phạm. Tăng cường quản lý thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn.
Đặc biệt là quản lý và giải quyết hiệu quả, triệt để các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông sản, chủ động xử lý kịp thời các sự cố mất ATTP. Kiểm soát chặt chẽ, giám sát chất lượng ATTP các mặt hàng nông sản, sản phẩm OCOP. Duy trì và phát triển ứng dụng hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR code truy xuất nguồn gốc nông sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và CNTT trong quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giảm tối đa thời gian và điều kiện thực hiện TTHC, từ đó tiết kiệm chi phí cho cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm và các cơ quan thực thi nhiệm vụ.
Năm 2021, phấn đấu thực hiện ký cam kết sản xuất an toàn đối với cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ đạt 98%. Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông sản được giám sát trên diện rộng vi phạm quy định về ô nhiễm sinh học, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hóa chất, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia giảm 10% so với năm 2020; tiếp tục kiểm soát tốt việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Duy trì, tăng mới 20% chuỗi thực phẩm an toàn nông sản so với năm 2020. Tỷ lệ sản phẩm thực phẩm nông sản chủ lực, có mức độ rủi ro cao được kiểm soát ATTP theo chuỗi đạt 50%.
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)