Cùng với đó, hỗ trợ DN, ban quản lý chợ bố trí các khu vực, thiết bị tương tác, hỗ trợ người tiêu dùng thực hành truy xuất nguồn gốc trực tuyến các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn.
Năm nay, Hà Nội phấn đấu 100% chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn TP ứng dụng phần mềm sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc, minh bạch thông tin đến người tiêu dùng. Đồng thời, tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt từ 30 - 50%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đảm bảo, chất lượng ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, liên kết với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn ở nhiều địa phương còn chậm dẫn đến sản lượng, quy mô liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn còn hạn chế. Ở một số địa bàn, việc giám sát, kiểm tra chưa đầy đủ, kịp thời; chưa chuyển biến mạnh sang thanh tra đột xuất để phát hiện và xử lý kịp thời vi phạm…
Từ những khó khăn trên, trong 6 tháng cuối năm 2020, liên ngành: Y tế - Nông nghiệp - Công Thương theo phân cấp quản lý ATTP sẽ đẩy mạnh việc phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; thực hiện kết nối cung cầu các sản phẩm hàng hóa nông sản an toàn trên thị trường cũng như đẩy mạnh chương trình Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chống buôn lậu hàng giả, hàng nhái, kiên quyết xử lý các vi phạm về ATTP để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn cho sức khỏe của Nhân dân.
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)