thực phẩm của cả nước, nhất là nhu cầu về thực phẩm chất lượng. Do vậy, việc sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi là xu thế tất yếu, góp phần đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững.
Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế Quốc tế, để giúp ngành chăn nuôi Thủ đô phát triển, Hà Nội cũng đang xây dựng và phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó chú trọng nhất là sản phẩm đến tay người tiêu dùng chất lượng phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP), đồng thời nâng cao được lợi nhuận, hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.
Thành phố Hà Nội đã và đang xây dựng các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi đảm bảo ATTP. Trong đó phải kể đến là chuỗi sản xuất và cung cấp sữa, đây là chuỗi sản xuất được đặc biệt chú trọng về an toàn thực phẩm, từ khâu sản xuất, khai thác, thu gom, bảo quản sữa tươi tới sản xuất, chế biến tiêu thụ các sản phẩm sữa. Xuất phát từ thực tiễn trên, để nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo ATTP, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất, thu gom, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sữa bò tươi cần thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Đảm bảo ATTP trong sản xuất sữa
Sản xuất sữa là hoạt động chăn nuôi, khai thác sữa được thực hiện ở các trang trại, hộ gia đình chăn nuôi bò sữa. Để sữa không bị nhiễm các vi sinh vật có hại, chất hóa học và tạp chất khác người chăn nuôi phải lưu ý :
- Thực hiện đúng quy trình vắt sữa, đảm bảo các dụng cụ như máy vắt sữa, xô, thùng đựng sữa...luôn khô ráo, sạch sẽ, để đúng nơi quy định. Định kỳ thay mới các dụng cụ mau hỏng như khăn lau bầu vú, khăn lọc sữa...
- Tăng cường công tác vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chuồng nuôi luôn thông thoáng, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh. Không để chất thải và thức ăn thừa cạnh chuồng nuôi, định kỳ phun thuốc sát trùng và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi, lối đi đế tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Sử dụng nguồn nước sạch để rửa dụng cụ vắt sữa và vệ sinh tay, chân trước và sau khi vắt sữa.
- Không được phép cho nước hoặc bất kỳ chất lạ nào vào trong sữa làm thay đổi thành phần, chất lượng sữa.
- Định kỳ tiêm phòng vacxin theo hướng dẫn của các cơ quan thú y.
- Chăm sóc nuôi dưỡng bò theo đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo thức ăn cho bò sữa luôn đầy đủ chất dinh dưỡng và cân đối trong khẩu phần ăn. Đối với bò cái trong giai đoạn vắt sữa cần cho ăn tăng thức ăn tinh chất lượng cao, giàu hàm lượng protein, thức ăn xanh là các loại cỏ tươi ngon và bổ sung thêm các loại củ, quả, đồng thời cho bò uống nước sạch đầy đủ, thường xuyên.
2. Đảm bảo ATTP trong thu gom, bảo quản sữa
Thu gom, bảo quản sữa tươi được thực hiện trong các trạm thu gom sữa, để đảm bảo ATTP các trạm thu gom cần thực hiện đúng quy trình sau:
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sữa của các hộ đến nhập, hệ thống làm lạnh tại bồn chứa sữa hàng ngày, đảm bảo nhiệt độ làm lạnh theo quy định và tách riêng sữa có chất lượng kém.
- Lấy mẫu và bảo quản mẫu sữa của các hộ theo đúng quy định, đảm bảo mẫu sữa luôn được để trong ngăn đá của tủ lạnh hoặc tủ đông.
- Tăng cường phối hợp với cán bộ của các Công ty thu mua, sản xuất, chế biến sữa, các trạm Phát triển chăn nuôi đóng trên địa bàn thường xuyên kiểm tra công tác vệ sinh chuồng trại, dụng cụ vắt sữa đối với các hộ chăn nuôi.
- Các dụng cụ thu gom, bảo quản như bồn chứa sữa, khăn lọc sữa, dụng cụ lấy mẫu... luôn được cọ rửa, giặt sạch, để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Đảm bảo nhà xưởng, tường nhà, nền nhà luôn sạch sẽ, không được để rêu mốc.
- Cương quyết xử lý những trang trại, hộ chăn nuôi bò sữa không tuân thủ các quy trình vệ sinh dụng cụ hoăc đem sữa đến nhập vào bồn thu gom muộn quá giờ quy định.
3. Đảm bảo ATTP trong chế biến, sản xuất sữa
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sữa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác.
- Đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh sữa.
- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm sữa khác nhau. Có đầy đủ dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sữa và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa.
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)