Ảnh: Đoàn kiểm tra liên ngành của Chi cục tiến hành kiểm tra ATTP tại Công ty CP Thực phẩm Trường Hảo
Ngày 4/9/2018, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định số 115/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, thay thế cho Nghị định số 178/2013/NĐ-CP, có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2018. Nghị định số 115/2018/NĐ-CP gồm 04 chương, 39 điều, Nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm răn đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP.
Cụ thể, Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt cụ thể đối với từng hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Về định nghĩa, nghị định liệt kê nhiều hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, bao gồm: Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm; về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu, xuất khẩu; về quảng cáo, thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; kiểm nghiệm thực phẩm; phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm không an toàn và vi phạm quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp thực phẩm.
Nghị định số 115/2018/NĐ-CP không còn quy định hình thức xử phạt cảnh cáo và chỉ quy định một hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Theo đó, Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng, có thể tăng lên đến 7 lần giá trị của sản phẩm hàng hóa vi phạm.
Nghị định còn quy định thêm các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm; đình chỉ hoạt động có thời hạn và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như Buộc tái xuất, chuyển mục đích sử dụng hoặc tiêu hủy sản phẩm vi phạm; Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm; Buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa quảng cáo vi phạm;….
Một điểm mới đáng chú ý là Nghị định số 115/2018/NĐ-CP có 01 điều quy định về hậu kiểm (Điều 38) nhằm phù hợp với phương thức quản lý thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (thay thế Nghị định số 38/2012/NĐ-CP). Hoạt động hậu kiểm được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thực phẩm sau khi cơ sở tiến hành các hoạt động công bố sản phẩm, sản xuất sản phẩm, nhập khẩu sản phẩm, buôn bán, lưu thông trên thị trường, quảng cáo sản phẩm và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Sụ thay đổi này sẽ giúp các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm kiểm soát tốt hơn tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và việc mất an toàn thực phẩm của nhiều cơ sở hiện nay.
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)