Xóa sổ kinh doanh trái cây hè phố
Theo đề án, Hà Nội sẽ quản lý hệ thống cửa hàng kinh doanh trái cây trên các tuyến phố và khu dân cư thuộc các quận nội thành theo hướng văn minh, hiện đại với các chỉ tiêu như: 100% người kinh doanh trái cây được đào tạo, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và các điều kiện cần thiết khác theo quy định. Riêng trong năm 2017 đạt tỷ lệ 60% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh, biển hiệu nhận diện và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây đảm bảo chất lượng…
Ngoài ra, các cửa hàng kinh doanh trái cây sẽ được trang bị hệ thống máy thu ngân, thanh toán nối mạng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu… Các điểm kinh doanh trái cây lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, nơi công cộng, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm, trật tự đô thị sẽ bị xóa bỏ.
Việc buôn bán trái cây trên vỉa hè, lòng đường của Hà Nội tới đây sẽ bị xoá xổ. ảnh: internet
Hiên, đối với sản phẩm trái cây, nhu cầu tiêu thụ của người dân TP.Hà Nội khoảng 52.000 tấn/tháng; trong khi đó, khả năng sản xuất trên địa bàn chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Do đó, hàng tháng lượng trái cây phải nhập khẩu từ nước ngoài khoảng 7.800 tấn (15%) và nhập từ các tỉnh, thành cả nước khoảng 34.840 tấn. Theo báo cáo của UBND TP.Hà Nội, Hà Nội hiện có 2 chợ đầu mối và 5 chợ hoạt động với tính chất đầu mối. Trong đó, hoạt động kinh doanh rau, củ, quả, trái cây, nông sản chủ yếu tập trung tại 3 chợ.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trái cây của Hà Nội còn tồn tại, bất cập. Theo Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Lê Hồng Thăng, hiện có 3 nhóm kinh doanh trái cây gồm: Các siêu thị, trung tâm thương mại, các cửa hàng lớn chuyên kinh doanh trái cây; các chợ đầu mối, chợ dân sinh và các cá nhân bán hàng trên vỉa hè, lòng đường. Trong đó, xác định nhóm khó đưa vào quản lý nhất là nhóm thứ ba do những người tham gia bán hàng đều là lao động nông nhàn từ các tỉnh...
Khó truy xuất nguồn gốc
Tuy nhiên, với tình trạng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây khó kiểm soát như hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc thực hiện chủ trương này sẽ rất khó khả thi.
Trong thời gian tới, các địa điểm bán trái cây phải được đưa vào trong nhà, không bày bán ra vỉa hè, bán rong trên đường… Việc làm này có tác dụng ngăn chặn hiện tượng kinh doanh hoa quả không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP. |
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản Hà Nội chia sẻ, việc quản lý truy xuất nguồn gốc hoa quả các tỉnh đưa về Hà Nội đang gặp nhiều khó khăn, để đạt được mục tiêu đề án đưa ra là không dễ, tuy nhiên, cũng không quá phức tạp nếu các Sở của các tỉnh cùng phối hợp. Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cũng kiến nghị hình thành các chốt kiểm tra khi hàng hoa quả về Hà Nội như là việc hình thành các chốt kiểm dịch thực vật.
Ông Lê Hồng Thăng – Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cũng nhận định, việc truy xuất nguồn gốc trái cây rất quan trọng. “Nếu mua trái cây ở hộ kinh doanh tại chợ đầu mối, doanh nghiệp thì phải có hóa đơn, cam kết nguồn gốc xuất xứ. Nếu mua trái cây của người trực tiếp sản xuất thì mỗi lô trái cây mua về phải được mở sổ theo dõi, lập dữ liệu thông tin về địa chỉ cung cấp, chứng minh thư của người cung cấp, thời gian, địa điểm mua bán, tên, chủng loại trái cây...” - ông Thăng nhấn mạnh.
Đề án phấn đấu hết năm 2018 đạt 100% cửa hàng bán trái cây tại quận nội thành có đăng ký kinh doanh; có biển hiệu nhận diện và đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ kinh doanh, bảo quản trái cây bảo đảm chất lượng... Tiến tới xây dựng hệ thống máy thu ngân, thanh toán nối mạng, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hoạt động kinh doanh chuỗi thực phẩm an toàn trên toàn thành phố… Phấn đấu trong năm 2018, kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, các điều kiện về an toàn thực phẩm tại các cửa hàng kinh doanh trái cây trong các quận nội thành.
Theo ông Thăng, một loạt quy định nhằm kiểm soát về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của từng loại trái cây tại các cửa hàng kinh doanh trái cây cũng sẽ được áp dụng. Chẳng hạn, đối với mỗi lô hàng trái cây mua vào, cửa hàng kinh doanh phải lập dữ liệu thông tin về tên, địa chỉ và mã số (nếu có) của cơ sở cung cấp; nếu cơ sở mua trái cây từ các đơn vị được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP phải có giấy chứng nhận còn hiệu lực...
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)