Tham dự hội nghị có TS. Trương Quốc Cường thứ trưởng bộ ý tế. Đại diện lãnh đạo một số Vụ, Cục, Thanh Tra, Văn phòng Bộ Y Tế, văn phòng chính phủ, Thanh tra chính phủ, Lãnh đạo các bộ nghành, Lãnh đạo UBND, các Sở, Chi Cục, UBND các quận, huyện, Phường, xã, tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
TS. Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Tại hội nghị, TS. Trương Quốc Cường cho biết: Trong khoảng thời gian từ 15/11/2015 đến 15/11/2016 thực hiện thí điểm thanh tra chuyên nghành an toàn thực phẩm ( ATTP) tại 10 quận, huyện và 20 xã, phường của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có 232 người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên nghành ATTP. Kết quả sau một năm thí điểm tại TP. Hà Nội đã có 65 đoàn thanh tra được thành lập, kiểm tra tại 3536 cơ sở, trong đó thanh tra 781 cơ sở, kiểm tra 2755 cơ sở. Các đoàn thanh tra đã kiểm tra và sử lý vi phạm 786 cở sở và phạt tiền 371 cơ sở với tổng số tiền phạt hơn 1.16 tỷ đồng.
Tại TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian thí điểm đã có 29 đoàn thanh tra được thành lập, tiến hành kiểm tra 3968 cơ sở. Qua đó đã sử lý vi phạm 2163 cơ sở và phạt tiền 923 cơ sở với tổng số tiền hơn 4.1 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong thời gian thí điểm, tại Tp Hà Nội không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào. Tại Tp. Hồ Chí Minh thì xảy ra vụ 26 người bị ngộ độc thực phẩm.
Tại Hà Nội, trước khi thực hiện có 37 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản và thủy sản loại C, sau khi thực hiện thí điểm thì có 34 cơ sở được nâng hạng từ C lên A . Còn trong TP. Hồ Chí Minh thì không còn cơ sở xếp loại C.
Tại hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng, sau một năm thí điểm thanh tra chuyên nghành ATTP, chính quyền cơ sở có thêm công cụ mạnh và lực lượng chuyên nghành để quản lý ATTP. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự điều chỉnh, thực hiện nghiêm túc hơn các quy định về ATTP.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập. Ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, số cơ cở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại các chợ tạm, chợ cóc... gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính. Bên cạnh đó, tâm lý “làng xóm, họ hàng” làm hạn chế kết quả xử lý vi phạm hành chính.
Đặc biệt, do cán bộ, công chức tại tuyến xã phường/thị trấn được giao nhiệm vụ thanh tra vẫn phải đảm nhận nhiều việc cùng lúc nên việc tổ chức các cuộc thanh tra chuyên ngành ATTP sẽ khó khăn khi diễn ra thường xuyên...Chia sẻ về những khó khăn trong việc thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP trên địa bàn, đại diện Sở Y tế tại TP Hồ Chí Minh cho biết, trong thời gian đầu triển khai, quy trình thủ tục thanh tra còn phức tạp và nhiều biểu mẫu gây không ít khó khăn, lúng túng cho các đoàn thanh tra chuyên ngành. Nhân sự đoàn thanh tra chuyên ngành tuyến quận, huyện và phường, xã, thị trấn còn hạn chế. Ngoài ra, việc kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc thực phẩm rau, củ, quả, thịt... tại các chợ, thức ăn đường phố gặp nhiều khó khăn.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường khẳng định: việc hình thành và hoạt động của lực lượng thanh tra chuyên ngành ATTP ở tuyến quận, huyện và xã phường đã góp phần tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về ATTP, huy động nguồn lực cho công tác quản lý ATTP. Đồng thời, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người sản xuất, kinh doanh, nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Bên cạnh đó, việc xử lý vi phạm nghiêm minh hơn, số tiền xử phạt tăng, số vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn giảm, số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm sản và thủy sản nâng hạng xếp loại tăng lên so với cùng kỳ năm 2015.
Thứ trưởng Trương Quốc Cường cũng nhấn mạnh: thông qua triển khai hoạt động thanh tra và tuyên truyền về ATTP, người dân yên tâm hơn khi thấy Chính phủ, các bộ, ngành và UBND các cấp vào cuộc quyết liệt giải quyết vấn đề ATTP, giảm bớt phần nào lo lắng của người dân về vấn nạn mất ATTP.
Thứ trưởng Trương Quốc Cường đề xuất: thời gian tới tiếp tục mở rộng thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 100% số quận, huyện, và phường, xã, thị trấn của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bộ Y tế cũng đề xuất thêm 7 tỉnh, TP tham gia thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Thanh Hóa, Đồng Nai, Hà Tĩnh và Gia Lai. Thời gian thí điểm dự kiến là 1 năm. Đồng thời đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Y tế tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, tập huấn, chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương thí điểm triển khai thực hiện, tổng kết đánh giá việc thí điểm và đề xuất mô hình sau khi kết thúc thời gian thí điểm. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tham gia thí điểm phải quyết liệt vào cuộc để đảm bảo kết quả thực hiện với mục tiêu đảm bảo ATTP cho người dân và xã hội.
Quang cảnh hội nghị
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)