20 năm tù, phạt 1 tỉ
Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 có rất nhiều điều quy định đến tội danh dùng chất cấm trong sản xuất nông nghiệp.
Điều 190, tội sản xuất, buôn bán hàng cấm trong đó ghi rõ người nào sản xuất, buôn bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù từ 1 đến 5 năm: Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối…
Điều 191. Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, trong đó ghi rõ, người nào tàng trữ, vận chuyển hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm: Hàng phạm pháp là hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối, sơ chế, chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và muối… Điều 317, tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong đó có thể bị phạt tù từ 12 đến 20 năm.
Ông Trần Trọng Bình, Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an đã giải thích để hiểu rõ hơn về những điều luật mới này như sau: Theo đó, trước đây, tội sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn có thể xử lý hình sự nhưng với quy định cấu thành vật chất, tức là phải gây ra hậu quả cụ thể mới đủ căn cứ xử phạt.
Điều này vô cùng khó khăn khi thực hiện bởi việc xác định hậu quả của việc sử dụng thực phẩm bẩn là không hề dễ. Bị đau bụng đi ngoài cũng chưa thể khẳng định ngay là do thực phẩm, còn bệnh ung thư 10 năm sau khi ăn thực phẩm bẩn liên tục mới chết người.
Điểm mới của các điều luật lần này là chỉ cần cấu thành hình thức, thay vì cấu thành vật chất như cũ là có thể có căn cứ để xử phạt. Tóm lại cứ sản xuất, buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là có thể bị kết vào các tội danh rất nặng ngang với cướp của, giết người chứ không cần chứng minh hậu quả của nó ra sao.
Cách phân biệt thực phẩm có chất cấm
Thịt lợn là loại thực phẩm được dùng rất phổ biến và cần thiết cho cuộc sống nên người nên dù sợ nhưng vẫn không thể nhịn ăn được nên cần có một số cách nhận biết để tránh mua phải hàng bẩn như sau:
- Xem lớp mỡ bên dưới da miếng thịt, nếu lớp mỡ mỏng và lỏng lẻo nên tránh. Thông thường lợn được sử dụng chất tạo nạc lớp mỡ mỏng hẳn đi, có khi dày chưa đến 1 cm, trong khi lớp mỡ của thịt lợn bình thường khoảng 1,5 đến 2,0 cm.
- Màu sắc: Thịt lợn có chứa các độc chất thuộc nhóm β-agonist thường có màu đỏ khác thường, sáng và bóng và có những quầng đỏ thâm dưới da.
- Thái miếng thịt ra từng đoạn dầy bằng 2 đến 3 ngón tay, nếu thấy thịt mềm, không đứng thẳng được trên bàn, khi dùng tay ấn vào miếng thịt và lấy ra miếng thịt không trở về hình dạng ban đầu chứng tỏ thịt lợn này có độ đàn hồi kém.
- Quan sát xem chỗ liên kết giữa phần nạc và mỡ, nếu thấy tách rời rõ rệt, đồng thời có nước dịch màu vàng rỉ ra, chắc chắn đó là thịt siêu nạc có sử dụng hóa chất.
- Trong khi đó, thịt lợn giống siêu nạc nuôi theo kỹ thuật thông thường sẽ có màu hồng tươi, khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi cao, các thớ thịt đều, khi chế biến có mùi thơm, không bị ra nước.
- Những con lợn dùng một số loại chất cấm (tạo nạc, tăng trọng...), khi giết thịt thì thịt thường có màu đỏ sậm ngả sang đen, thịt mất đi tính hấp dẫn vốn có. Hoặc trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu... có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen. Đây là biểu hiện của vật nuôi bị hóa chất làm vỡ các mao mạch, khiến máu tung tóe ở phía dưới da, hệ quả của việc khi bị stress trước lúc giết mổ./.
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)