Nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản
HNP – Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 15/8/2024 về việc phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng, chế biến và phát triển thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản thành phố Hà Nội đến năm 2030.

Ảnh
minh họa

Đề
án nhằm mục tiêu nâng cao năng lực hoạt động quản lý chất lượng, an toàn thực
phẩm nông lâm thủy sản; duy trì, ổn định nguồn cung thực phẩm, bảo vệ sức khỏe
và quyền lợi của nhân dân; nâng cao chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh
của sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất tại Hà Nội và kiểm soát toàn diện
chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông lâm thủy sản từ các tỉnh, thành
trong cả nước và sản phẩm nông lâm thủy sản nhập khẩu đưa về tiêu thụ tại thị
trường Hà Nội. Phát triển bảo quản, chế biến, chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến,
bảo quản thực phẩm nông lâm thủy sản an toàn, chất lượng, giá trị gia tăng cao;
Áp dụng quy trình công nghệ chế biến tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh
tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, phát triển
và mở rộng thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản đáp ứng yêu cầu về quản lý,
tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.

Mục
tiêu cụ thể: 100% cán bộ làm công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm,
chế biến và phát triển thị trường, hội viên các Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ
nữ, Đoàn thanh niên các cấp được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, cập nhật kiến
thức về lĩnh vực quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; 100% người quản lý,
người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản có kiến thức,
thực hành đúng về an toàn thực phẩm; 100% cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở
đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc các Giấy chứng nhận tương đương, các cơ sở
sản xuất, kinh doanh sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận OCOP
được thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm định kỳ 01 lần/năm hoặc theo kế hoạch.

Ngoài
ra, duy trì diện tích trồng trọt, diện tích nuôi thủy sản, số cơ sở chăn nuôi
được chứng nhận Thực hành nông nghiệp tốt - GAP tăng 15%/năm. Phấn đấu 100% cơ
sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trong mạng lưới ứng dụng công nghệ cao,
hiện đại đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; giảm 50% số cơ
sở giết mổ nhỏ lẻ; tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy
sản được Chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP),
Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm Quốc tế (ISO 22.000), hoặc tương đương tăng tương
ứng 15%/năm; tỷ lệ thực phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất, kinh doanh theo
chuỗi chiếm 70% tổng sản lượng thực phẩm nông lâm thủy sản được tiêu thụ; giá
trị xuất khẩu sản phẩm nông lâm thủy sản của Thành phố tăng trung bình 5%/năm.
Hình thành, hỗ trợ phát triển các cụm liên kết ngành hoặc chuỗi giá trị trong
chế biến, bảo quản thực phẩm nông lâm thủy sản; Các làng nghề chế biến nông lâm
thủy sản áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, có năng lực cạnh tranh, đáp ứng
nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu…

Nhiệm vụ triển khai
1.
Quy hoạch, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo chất lượng, an toàn
thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường.
2.
Tăng cường công tác quản lý về đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng
nông lâm thủy sản.
3.
Phát triển cơ sở bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản. Đẩy
mạnh chế biến các sản phẩm chủ lực, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trong đó
chú trọng sản phẩm chế biến có nguồn gốc thực vật, chăn nuôi, thủy sản.
4.
Phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu nông lâm thủy sản chất lượng, an
toàn.

Thực hiện 9 nhóm giải pháp
1.
Thực thi hiệu quả cơ chế chính sách.
2.
Phát triển nguồn nhân lực.
3.
Tăng cường thông tin, truyền thông.
4.
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
5.
Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra, hậu kiểm đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng
cao chất lượng nông lâm thủy sản.
6.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, gia tăng chế biến.
7.
Phát triển hệ thống hậu cần, kho bảo quản, dịch vụ logistic nông lâm thủy sản.
8.
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, kết nối sản
xuất, tiêu thụ.
9.
Phát triển, huy động các nguồn lực.

UBND Thành phố giao
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức phổ biến, tập huấn, cập nhật kịp
thời quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, thông tin thị trường
về chất lượng, an toàn thực phẩm tại Việt Nam và nước có doanh nghiệp của Hà Nội
xuất khẩu. Hỗ trợ thí điểm để từng bước nhân rộng nâng cấp các chuỗi liên kết
cung ứng nông lâm thủy sản an toàn thành các chuỗi giá trị ngành hàng chất
lượng, an toàn, bền vững; Nâng cấp điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm vào các chương trình, dự án đầu tư vùng sản xuất nguyên liệu nông lâm thủy
sản. Hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân và doanh nghiệp nâng cấp vườn
trồng, ao nuôi, cơ sở thu gom, bảo quản, chế biến, chợ đầu mối, đấu giá, cơ sở
chuyên doanh nông lâm thủy sản theo qui định đảm bảo chất lượng, an toàn thực
phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong
cơ giới hóa, tự động hóa sản xuất; công nghệ bảo quản, chế biến sâu; Công nghệ
thông tin, chuyển đổi số; Tập huấn ứng dụng chuẩn mực quốc tế tiên tiến về quản
lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh nông lâm sản thủy sản. Tăng cường thông
tin, tuyên truyền, tập huấn cho người tiêu dùng nhận biết, tiêu dùng các sản
phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sở
Công thương thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định về phân
công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch và các đơn
vị liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ
trợ giới thiệu, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an
toàn, có nhãn hiệu, thương hiệu, ứng dụng công nghệ cao truy xuất nguồn gốc rõ
ràng của các vùng sản xuất tại Hà Nội cũng như các tỉnh, thành phố vào hệ thống
phân phối trên địa bàn. Phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan kêu gọi,
hướng dẫn phát triển hạ tầng công nghiệp, thương mại, hình thành mạng lưới
logistic, bảo quản, chế biến, thương mại điện tử.

Trung
tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư
thu hút đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm nông, lâm,
thủy sản. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giao thương, kết nối cung
cầu, hỗ trợ giới thiệu, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy
sản an toàn, có nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc rõ ràng của các
vùng sản xuất của Hà Nội và các tỉnh, thành phố vào hệ thống phân phối trên địa
bàn.

Các
Hiệp hội, ngành hàng thực hiện chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp với Nhà
nước. Phổ biến, thông tin đến các hội viên các cơ chế, chính sách, pháp luật
của nhà nước và các nước, các vùng lãnh thổ trên thế giới về lĩnh vực có liên
quan. Hiệp hội ngành hàng đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại theo từng ngành
hàng để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 9185
Tổng lượng truy cập: 25257804