Còn nhiều vấn đề tồn tại
Là một trong những đơn vị tiên phong trong phát triển sản phẩm OCOP của huyện Sóc Sơn, đến nay, Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ sạch Thanh Xuân có 20 sản phẩm được UBND TP cấp sao. Với chứng nhận OCOP, sản phẩm của HTX đã tìm được chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, sản phẩm làm ra không đủ để cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng.
Dù vậy, vừa qua đoàn công tác của TP đã kiểm tra việc thực hiện một số quy định phát triển sản phẩm OCOP tại đơn vị. Theo đó, thành viên đoàn đã thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế liên quan đến tem nhãn, bao bì và quy trình sơ chế các loại rau hữu cơ của HTX. Đồng thời đưa ra nhiều khuyến nghị liên quan đến định hướng mở rộng vùng sản xuất, liên kết chuỗi nhằm đáp ứng nhu cầu rau hữu cơ của thị trường.
Cán bộ Sở NN&PTNT Hà Nội lấy mẫu sản phẩm OCOP của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ sạch Thanh Xuân để phân tích, đánh giá chất lượng. Ảnh: Trọng Tùng. |
Trong khi đó, HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cũng gặp một số vấn đề trong phát triển sản phẩm OCOP, dù đây là đơn vị tiên phong, hiện có đến 18 sản phẩm được UBND TP chứng nhận, cấp sao OCOP.
Tương tự như HTX Dịch vụ nông nghiệp hữu cơ sạch Thanh Xuân, sản phẩm của HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đông Cao vẫn còn hạn chế về bao bì, nhãn mác. Nhưng vấn đề lớn nhất là HTX này chưa xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ rau củ quả ổn định. Nông sản dù có chất lượng tốt, được cấp sao OCOP, nhưng việc tiêu thụ phần lớn vẫn tự phát, dẫn tới giá cả bấp bênh.
Hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, vừa qua, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng các sở, ngành tiến hành kiểm tra việc phát triển sản phẩm OCOP tại 50 chủ thể thuộc các quận, huyện, thị xã. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào việc chấp hành các quy định về sử dụng tem, nhãn mác, bao bì; sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Tham gia đoàn công tác có đầy đủ thành phần của các sở, ngành: NN&PTNT, Công Thương, TN&MT, Y tế, KH&CN. Ngoài việc kiểm tra hồ sơ giấy tờ, quy trình sản xuất thực tế, Trung tâm Phân tích và chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp Hà Nội cũng đã lấy mẫu sản phẩm OCOP của các chủ thể để tiến hành đánh giá sâu chất lượng.
Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí cho biết, thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát, TP hướng đến việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của chủ thể trong phát triển sản phẩm OCOP. Từ đó, gia tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường.
“Bên cạnh kiểm tra, đánh giá, góp ý để các chủ thể hoàn thiện sản phẩm OCOP, đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh không tuân thủ các quy định pháp luật, có vi phạm nghiêm trọng trong quá trình phát triển sản phẩm, đoàn công tác sẽ đề xuất đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử phạt nghiêm theo quy định pháp luật…” - ông Nguyễn Văn Chí thông tin thêm.
“Hộ gia đình hiện có 11 sản phẩm được UBND TP chứng nhận, cấp sao OCOP, chủ yếu là các loại trà thảo mộc. Vừa qua, đoàn công tác của Hà Nội đã về kiểm tra, đánh giá và có nhiều góp ý để đơn vị hoàn thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đặc biệt là khuyến nghị mở rộng phương thức tiếp cận thị trường. Đây là cơ sở quan trọng để đơn vị có những thay đổi phù hợp nhằm nâng cao giá trị cho các sản phẩm…” - Anh Lê Đình Tuấn, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP tại xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì). |
Tích cực mở rộng dây truyền sản xuất thực phẩm sạch cho thành phố(18/10/2012)
Kiểm soát chặt việc giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm(18/10/2012)
Phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch(19/10/2012)
Kế hoạch công tác vệ sinh an toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2012(25/03/2013)