Bảo đảm an toàn thực phẩm trong tình hình mới: Nhiều chuyển biến tích cực
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP) trong tình hình mới” (gọi tắt là Chỉ thị 08), cấp ủy, chính quyền các cấp của thành phố Hà Nội đã quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của nhà quản lý, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng về ATTP đã chuyển biến tích cực và ngày càng đi vào nền nếp…

Đoàn kiểm tra công tác đảm bảo ATTP tại siêu thị Vinmart Việt Hưng, quận Long Biên

 

Quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả

 

Ngay sau khi Chỉ thị 08 có hiệu lực đi vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền các cấp từ thành phố đến cơ sở đã triển khai nhiều văn bản, phổ biến, quán triệt, đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Thành phố cũng đã phân công, phân cấp cho từng sở, ngành, địa phương nhằm hạn chế sự chồng chéo trong công tác quản lý. Các đề án, dự án, chương trình ATTP đã được giao 3 ngành chủ chốt (Y tế, Công Thương, NN&PTNT) triển khai thực hiện. Với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các cấp, các ngành, công tác này đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Nổi bật, ngành Y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quả mô hình cải thiện an toàn thực phẩm đối với dịch vụ ăn uống tại 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố, 30 tuyến phố và nhân rộng 30 tuyến phố văn minh bảo đảm ATTP. Sở Y tế cũng duy trì, nhân rộng mô hình ATTP chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại bữa cỗ tập trung đồng người tại 240 xã của 20 quận, huyện. Nâng cao năng lực tự quản lý bếp ăn tập thể trường học tại 20 trường tiểu học của 10 quận…

 

Tương tự, ngành Công Thương đã triển khai thực hiện rất hiệu quả Đề án “Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2020-2025” và nhân rộng ra các huyện, thị xã. Hiện nay, toàn thành phố có 1.872 cửa hàng kinh doanh trái cây thuộc đối tượng của đề án, trong đó có 650 cửa hàng chuyên doanh, 1.233 cửa hàng kinh doanh tổng hợp có trái cây… Ngành NN&PTNT phối hợp với 21 tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng, phát triển 786 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đáng chú ý, Sở đã đẩy mạnh phát triển mạnh các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, bảo đảm ATTP trên diện tích 5.000ha sản xuất rau an toàn, 40 mô hình áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ (PGS) tại 40 xã, phường, thị trấn tại 17 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích trên 1.700ha; duy trì trên 1.300ha rau, quả, chè theo tiêu chuẩn VietGAP, 181ha nuôi trồng thủy sản VietGAP, 88 cơ cở chăn nuôi VietGAP, gần 40ha trồng trọt theo tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và 164 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…

 

 

Đoàn Kiểm tra liên ngành số 1 của Thành phố kiểm tra ATTP tại bếp ăn Trường THCS Chu Văn An, huyện Thanh Trì

 

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả các cấp. Giai đoạn 2011-2020, các cơ quan chức năng thành phố đã kiểm tra hơn 1,31 triệu cơ sở, phát hiện hơn 222.200 cơ sở vi phạm, xử lý 119.228 cơ sở, phạt tiền 48.252 cơ sở với số tiền trên 218 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 726 cơ sở… Cùng với đó, hệ thống tổ chức quản lý dần được hoàn thiện, từng bước được củng cố, kiện toàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội của thành phố trong công tác bảo đảm ATTP đã trở thành hoạt động liên ngành, có sự phối hợp tốt và hoạt động ngày một hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP đã góp phần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng lên.

 

Cốt lõi là nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

 

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, triển khai nghiêm túc Chỉ thị 08-CT/TW, trong đó tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm ATTP, nêu cao vai trò của người đứng đầu; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững. Thành phố cũng sẽ triển khai đồng bộ 3 nhóm giải pháp về thể chế, chính sách; tổ chức thực hiện và nguồn lực cho công tác bảo đảm ATTP.

 

Theo đó, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao dân trí, giúp người dân trở thành người tiêu dùng thông minh; chú trọng xây dựng các chương trình, chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn và theo hướng bền vững, tìm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm an toàn; gắn kết, xây dựng các chuỗi thực phẩm an toàn; tăng cường xúc tiến thương mại, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm an toàn; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nhất là trong việc chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn. Xây dựng các mô hình mẫu và sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn có sự gắn kết chặt chẽ giữa “4 nhà” (nhà nông - nhà quản lý - nhà kinh doanh - người tiêu dùng).

 

Thành phố cũng sẽ tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, trong đó, thường thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát đột xuất và xử lý nghiêm các vụ vi phạm về ATTP, đưa các vụ việc ra xét xử công khai… Bổ sung nhân lực thực hiện công tác bảo đảm ATTP từ thành phố tới địa phương. Hằng năm duy trì tổ chức đào tạo, đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý ATTP tại các đơn vị…, qua đó, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

 

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW, thành phố Hà Nội phấn đấu: 100% Ban chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng kiến thức về ATTP; 100% cán bộ làm công tác ATTP cấp thành phố, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được cập nhật kiến thức về quản lý, chuyên môn kỹ thuật về ATTP; 92,5% người quản lý cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, 82,5% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trong các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có kiến thức thực hành đúng về ATTP; 100% vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn thành phố được điều tra, xử lý kịp thời; khống chế tỷ lệ ngộ độc thực phẩm cấp tính dưới 6 ca/100.000 dân; tỷ lệ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc diện cấp giấy chứng nhận được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đạt 95%; cấp quận, huyện, thị xã quản lý thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đạt 81% và 80% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm toàn thành phố, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn được kiểm tra, giám sát định kỳ.

 

Cổng giao tiếp điện tử thành phố Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 2845
Tổng lượng truy cập: 21987443