Hà Nội xây dựng và duy trì 142 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản, tăng 21 chuỗi so với năm 2018

Sở NN&PTNT Hà Nội vừa thông tin về công tác xây dựng và phát triển các chuỗi nông sản năm 2019. Đây là năm ngành Nông nghiệp Hà Nội có sự đột phá trong xây dựng duy trì chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, năm 2019, toàn ngành Nông nghiệp Hà Nội đã xây dựng và duy trì 142 chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông sản, tăng 21 chuỗi so với năm 2018. Trong đó có 59 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật và 83 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc thực vật. Trong đó các chuỗi đã thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Trong số 142 chuỗi có 29 chuỗi do các doanh nghiệp, hợp tác xã quản lý toàn bộ chuỗi và 113 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm với 1.379 sản phẩm nông sản được kiểm soát theo chuỗi. Các sản phẩm theo chuỗi được phân phối tại 141 siêu thị, trên 1.000 cửa hàng kinh doanh tổng hợp, 786 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, trên 128 hệ thống cửa hàng kinh doanh nông sản thực phẩm... trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đáng chú ý, trong xây dựng phát triển chuỗi có nguồn gốc động vật, hiện nay đã có 59 chuỗi có nguồn gốc động vật (55 chuỗi sản phẩm có nguồn gốc động vật trên cạn và 4 chuỗi sản phẩm thủy sản), chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được xây dựng và phát triển theo 2 hình thức. Thứ nhất là mô hình chuỗi khép kín, do doanh nghiệp làm đầu mối chủ động hoàn toàn các khâu từ sản xuất giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, tổ chức chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, mô hình chuỗi liên kết, lấy các tổ chức nông dân tại các vùng chăn nuôi tập trung, các xã chăn nuôi trọng điểm của thành phố làm trọng tâm từ đó lựa chọn, giới thiệu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đầu vào, giết mổ, sơ chế, cũng như doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm để tạo thành chuỗi từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.

Còn trong công tác xây dựng phát triển chuỗi có nguốn gốc thực vật, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã chủ động xây dựng và phát triển được 83 chuỗi có nguồn gốc thực vật bao gồm các chuỗi gạo, chè, rau an toàn, chuỗi trái cây. Trong đó, triển khai 35 mô hình chuỗi rau an toàn thực phẩm áp dụng Hệ thống đảm bảo cùng tham gia, đây là hệ thống đảm bảo chất lượng nội bộ tại 35 xã, phường, thị trấn thuộc 17 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích 1.655,4ha, trong đó 14 xã, phường có diện tích từ 50ha trở lên, 21 xã phường có diện tích dưới 50ha. Theo tính toán của Sở NN&PTNT, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm tăng từ 112 doanh nghiệp lên 208 doanh nghiệp, số lượng tiêu thụ qua hợp đồng từ 15 tấn/ngày tăng lên 42 tấn/ngày... Hoạt động sản xuất rau an toàn theo chuỗi từng bước đã được kiểm soát, diện tích sản xuất rau an toàn đạt hơn 5.000ha, trong đó có 526ha rau VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ. Sản lượng rau an toàn ước đạt 350.000 tấn/năm.

Theo ông Tạ Văn Tường, công tác xác nhận chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn của thành phố Hà Nội cũng có nhiều chuyển biến rõ nét. Sở NN&PTNT đã thí điểm cấp và xác nhận các sản phẩm chuỗi. Qua đó đã thí điểm cấp 8 giấy xác nhận cho 8 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 18 điểm kinh doanh thực phẩm của nhiều chuỗi nông sản an toàn được sản xuất trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận để tập trung truyền thông, quảng bá, tuyên truyền các sản phẩm an toàn theo chuỗi. Thông qua việc xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, bước đầu đã hình thành các điểm bán nông sản an toàn được kiểm soát theo chuỗi, được giám sát thường xuyên và nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng, nhằm xây dựng, kết nối sản phẩm và chuỗi sản phẩm an toàn với người tiêu dùng.

Nguồn: Hanoimoi.com.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 13556
Tổng lượng truy cập: 25435431