Hội nghị về phát triển, sản xuất quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn Thành phố Hà Nội

Năm 2018 nhận định được mùa nhãn, ở cả 2 vùng sản xuất lớn là Sơn La và Hưng Yên, song hành với niềm vui được mùa luôn là nỗi lo mất giá, nhất là trong bối cảnh, việc tiêu thụ phần lớn sản lượng nhãn phụ thuộc vào thương lái, để giải bài toán về tiêu thụ sản phẩm tránh hiện tượng được mùa rớt giá, sáng ngày 22/8/2018 Sở NN và PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Quốc Oai, Trung tâm Xúc tiến thương mại dịch vụ tổ chức Hội nghị về phát triển sản xuất quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm đặc sản nhãn chín muộn thành phố Hà Nội tại UBND huyện Quốc Oai, trong đó có sự tham gia của các siêu thị, chợ đầu mối, các doanh nghiệp tiêu thụ, cửa hàng trái cây trên địa bàn Thành phố.Đồng chí Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thành phố tới dự và chỉ đạo Hội nghị.

Đ/c Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thành phố thăm các gian hàng trưng bày

Nhãn chín muộn là một trong 4 loại cây ăn quả giá trị kinh tế cao được Thành phố ưu tiên,phê duyệt tập trung phát triển tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Là địa phương có vùng trồng nhãn muộn lớn và lâu đời nhất của thành phố Hà Nội, xã Đại Thành huyện Quốc Oai năm nay được mùa lớn, với tổng diện tích đang cho thu hoạch khoảng 120 ha, sản lượng 2.500 – 3.000 tấn, dự kiến tổng doanh thu toàn vùng đạt 55 tỷ đồng. Tuy nhiên theo ông Đinh Văn Phích – Giám đốc HTX NN Đại Thành việc tiêu thụ nhãn muộn vẫn do thương lái, theo hình thức thuận mua vừa bán, nên giá cả bấp bênh không ổn định, thiếu tính bền vững.

Hội nghị có khoảng 40 đơn vị doanh nghiệp kết nối tiêu thụ đặc sản vùng miền, với hệ thống phân phối rộng khắp, như: chuỗi siêu thị Fivimart, Hapro, An Việt, Bữa ăn an toàn, bigreen,… Tại Hội nghị các nhà quản lý, sản xuất, doanh nghiệp có cơ hội tốt để trao đổi, đối thoại thẳng thắn những vấn đề liên quan đến sản xuất quảng bá, tiêu thụ sản phẩm nhãn chín muộn. Quy hoạch các vùng trồng cây ăn quả đặc sản nói chung và cây nhãn chín muộn nói riêng an toàn bền vững, tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, tập trung cải tạo giống cây trồng có năng suất chất lượng, giá trị cao. Cần tiếp thu, ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch để phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng tiến tới xuất khẩu. Xây dựng hệ thống phân phối hiệu quả chuyên nghiệp, kết nối với các doanh nghiệp tiêu thụ lâu dài và ổn định.

Hội nghị đã chứng kiến trao Quyết định chứng nhận Viet GAP, tem truy xuất nguồn gốc và ký cam kết tiêu thụ Nhãn chín muộn của hơn 10 doanh nghiệp với các đơn vị sản xuất nhãn chín muộn trên địa bàn huyện Quốc Oai.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Sửu – Phó Chủ tịch Thành phố nhấn mạnh tới vấn đề xây dựng và giữ gìn uy tín nhãn hiệu “Nhãn chín muộn Đại Thành” của bà con nông dân, những người trực tiếp sản xuất và cung cấp hàng hóa đảm bảo chất lượng cho doanh nghiệp và sau cùng là lòng tin của người tiêu dùng.

Kết thúc Hội nghị đồng chí Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tin tưởng với sự quyết tâm, đồng thuận, góp sức của các chuyên gia, nhà khoa học và hưởng ứng mạnh mẽ của các nhà doanh nghiệp thì sản phẩm “Nhãn chín muộn Hà Nội” sẽ có sự khởi sắc về sản lượng, chất lượng thu hút đầu tư, tạo nhiều đầu ra cho sản phẩm không còn hiện tượng được mùa mất giá./.

Phan Kế Hoàng - Trung tâm Phất triển cây trồng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 16283
Tổng lượng truy cập: 25479348