Hà Nội: Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi
Tại Hà Nội, lĩnh vực chăn nuôi đã và đang dần chuyển từ hình thức nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, tuy nhiên việc xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung còn không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng chắp vá, quy mô trang trại nhỏ còn nhiều, người chăn nuôi thiếu vốn… Những “rào cản” này đã được nhận diện từ lâu, vấn đề còn lại là cần sớm có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Tại Hà Nội, lĩnh vực chăn nuôi đã và đang dần chuyển từ hình thức nhỏ lẻ sang tập trung quy mô lớn, tuy nhiên việc xây dựng các vùng chăn nuôi tập trung còn không ít khó khăn do cơ sở hạ tầng chắp vá, quy mô trang trại nhỏ còn nhiều, người chăn nuôi thiếu vốn… Những “rào cản” này đã được nhận diện từ lâu, vấn đề còn lại là cần sớm có biện pháp giải quyết hiệu quả.

Chưa phát huy hết tiềm năng

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, thành phố hiện có 140.525 con bò, trong đó, 14.745 con bò sữa và đã hình thành 15 xã chăn nuôi bò sữa, 19 xã chăn nuôi bò thịt trọng điểm ở các huyện Thanh Oai, Quốc Oai, Ba Vì, Gia Lâm, Phúc Thọ, Chương Mỹ… Thế nhưng, sản lượng thịt bò và sữa của Hà Nội mới đáp ứng được 20% nhu cầu. Nguyên nhân do chăn nuôi vẫn theo hướng tự phát, quảng canh, bình quân mỗi hộ nuôi 1 - 5 con.

\"đàn

Đàn bò sữa của Hà Nội hiện có gần 15 nghìn con      Ảnh: CTV

Ông Hoàng Kim Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội cho biết, hiện đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi bò còn thiếu bền vững, điều kiện chăn nuôi chưa bảo đảm, dễ gây ô nhiễm môi trường. Để giải quyết vấn đề này, các huyện, thị xã đã quy hoạch vùng chăn nuôi xa khu dân cư nhưng cơ sở hạ tầng không đồng bộ, gây khó khăn cho việc mở rộng quy mô sản xuất.

Với chăn nuôi gia cầm, cũng được xem là thế mạnh của thành phố, khi thời gian qua đã hình thành các vùng nuôi trọng điểm với 21 xã tập trung nuôi gà, 8 xã nuôi vịt với 2.400 trang trại, gia trại ngoài khu dân cư chiếm 32% tổng đàn. Tại các vùng tập trung này đã xây dựng được các hợp tác xã chăn nuôi và chuỗi liên kết. Cụ thể, hình thành 8 chuỗi liên kết về gia cầm, 4 chuỗi liên kết gồm cả heo và gia cầm. Thống kê, hiện Hà Nội có gần 23 triệu con, sản lượng thịt hơn 81.000 tấn, sản lượng trứng 1,1 tỷ quả trứng gia cầm các loại.

Tuy nhiên, ngành chăn nuôi gia cầm cũng có không ít khó khăn do sản phẩm làm ra còn phụ thuộc nhiều vào thương lái, ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật… hạn chế. Nhất là giá cả lên xuống thất thường, giá lên thường gần dịp Tết Nguyên đán; nhưng khi có dịch cúm gia cầm giá rớt thê thảm, nhiều chủ trang trại chăn nuôi gia cầm thua lỗ. Tồn tại của thực tế này, theo ông Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Hà Nội chính là do chưa hình thành chuỗi chăn nuôi gia cầm, chưa có nhiều doanh nghiệp “đầu tàu” trong tiêu thụ sản phẩm như Tiên Viên, Phù An, Thành Đồng… 

Khơi thông thị trường

Để phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt và bò sữa của Hà Nội, ngành chăn nuôi sẽ tập trung nâng cao chất lượng nhân tạo con giống. Các huyện, thị xã cần quy hoạch và dành diện tích đất đai để trồng cỏ thâm canh, bên cạnh đó là trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản thức ăn thô xanh đáp ứng nhu cầu thức ăn quanh năm cho trâu bò. Nhà nước cũng cần khuyến khích các hộ chăn nuôi công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại, giảm tối đa chăn nuôi thả rông bằng chính sách hỗ trợ về vốn, mở các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật, phổ biến kiến thức thị trường và miễn phí cung cấp nguồn tinh giống bò chất lượng cao cho nông dân.

Như chia sẻ của đại diện Công ty CP Giống gia súc Hà Nội, vừa qua Công ty đã phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhập khẩu 6 con bò đực giống Barhman từ Australia để xây dựng một Trung tâm Chăn nuôi bò đực giống và sản xuất tinh đông lạnh. Dự kiến khi Trung tâm hoàn thành, Hà Nội sẽ chủ động được nguồn tinh bò cao sản với giá thành chỉ bằng 40 - 50% giá tinh nhập ngoại hiện nay nhằm giảm giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng bò thương phẩm cho nông dân.

Còn để phát huy hiệu quả chuỗi gia cầm, theo đại diện Công ty Ba Huân chi nhánh miền Bắc (đơn vị vừa thực hiện ký kết với các hộ chăn nuôi gia cầm theo chuỗi) cho biết, Công ty đã đầu tư xây dựng các trang trại chăn nuôi gà công nghệ cao, nhà máy xử lý trứng gia cầm, nhà máy chế biến thực phẩm và hơn 1.000 đại lý điểm phân phối phủ khắp hệ thống siêu thị, chợ… Đồng thời, mở rộng thị trường ra miền Bắc, đầu tư chuỗi liên kết chăn nuôi gia cầm ở huyện Phúc Thọ (Hà Nội). Dự kiến, đầu năm 2017 nhà máy sẽ đi vào hoạt động chính thức. Theo đó, song song với xây dựng các trang trại, nhà máy chế biến với thiết bị hiện đại, Công ty cũng rất mong muốn liên kết với người chăn nuôi tạo thành chuỗi liên kết khép kín để cung cấp nhiều trứng sạch cho thị trường Hà Nội.

Ngoài ra, cơ giới hóa trong chăn nuôi cũng là giải pháp được Hà Nội tập trung phát triển; giúp giảm nhân công lao động, nâng cao năng suất chăn nuôi. Với mỗi trại chăn nuôi nếu như trước đây phải sử dụng hàng chục người lao động để thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại thì giờ đây chỉ cần sử dụng  1 - 2 lao động. Trước năm 2010, năng suất sữa mới đạt trên 4 tấn/chu kỳ thì nay đã trên 5 tấn/chu kỳ, ở heo tỷ lệ nái sinh sản trước đây dưới 2 lứa/năm, đến nay 2,2 - 2,3 lứa/năm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi một cách rõ nét.

 

>>  TP Hà Nội hiện có đàn gia súc, gia cầm thuộc top đầu cả nước với tổng đàn trâu bò trên 170 nghìn con; trong đó, đàn trâu 24 nghìn con, đàn bò sữa trên 15 nghìn con, đàn bò thịt trên 130 nghìn con, đàn heo trên 1,5 triệu con, đàn gia cầm thủy cầm gần 25 triệu con; tỷ trọng chăn nuôi đạt 52,7% cơ cấu nông nghiệp.

                                                                                                                   Linh Chi

 

nguoichannuoi.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 18616
Tổng lượng truy cập: 25453877