Thị trường chăn nuôi 2016: Lối đã mở cần hướng đi đúng
Các chuyên gia đánh giá sự hồi phục của thương mại thịt 2016 có thể làm tăng lượng nhập khẩu của Việt Nam nhưng không lớn. Các sân chơi FTAs và TPP chưa tác động mạnh, ngành chăn nuôi Việt Nam có hơn 10 năm chuẩn bị trước khi cam kết cắt giảm thuế quan về 0% trong khuôn khổ TPP.

Các chuyên gia đánh giá sự hồi phục của thương mại thịt 2016 có thể làm tăng lượng nhập khẩu của Việt Nam nhưng không lớn. Các sân chơi FTAs và TPP chưa tác động mạnh, ngành chăn nuôi Việt Nam có hơn 10 năm chuẩn bị trước khi cam kết cắt giảm thuế quan về 0% trong khuôn khổ TPP.

Phát triển thị trường thịt

Dự báo đến năm 2019, tổng sản lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam sẽ vượt mốc 4 triệu tấn; chiếm gần 65% tổng sản lượng tiêu thụ, thịt heo vẫn sẽ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, mức tăng trưởng đáng kể ước tính đạt 3 - 5%/năm dự kiến sẽ mở ra những triển vọng khả quan cho lượng tiêu thụ thịt gia cầm và thịt bò trong thời gian tới.

\"thị

Dự báo đến năm 2019 nguồn cung gia cầm thiếu hụt trầm trọng - Nguồn: business

Tuy nhiên, tăng trưởng này chưa đủ để đáp ứng nhu cầu thị trường và trong khi nguồn cung cho thịt heo ổn định và đáp ứng đủ nhu cầu nội địa, nguồn cung cho thịt bò và thịt gia cầm lại rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng.

Có nhiều nguyên nhân để lý giải cho sự thiếu hụt trong nguồn cung các loại thịt tại Việt Nam. Đầu tiên phải kể đến diện tích chăn nuôi và đồng cỏ hạn chế tại Việt Nam; trong khi nước ta có 4,5 vạn ha diện tích đồng cỏ để chăn nuôi bò phát triển, Australia có đến 760 vạn ha diện tích đồng cỏ phục vụ chăn nuôi bò. Thứ hai, sự thiếu đầu tư của doanh nghiệp nội địa trong những ngành liên quan đến chuỗi giá trị chăn nuôi gia súc và gia cầm như thức ăn chăn nuôi hay giống vật nuôi dẫn dến sự lệ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vốn rất đắt đỏ. Lý do cuối cùng được đề cập đến là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ tại Việt Nam. 85% gia súc ở nước ta được nuôi ở quy mô nhỏ hoặc hộ gia đình, điều này dẫn đến sự thiếu bền vững trong năng suất, giá bán, cũng như chất lượng gia súc.

 Gia cầm lên ngôi

Việt Nam hiện có 8 triệu hộ đang tham gia ngành gia cầm; đứng thứ 20 trên thế giới; đóng góp 1,7% GDP. Hiện, nghề nuôi gia cầm cũng rất thuận lợi, nhiều mô hình, trang trại quy mô lớn được hình thành và mở rộng. Theo Viện Chăn nuôi, tiêu thụ thịt gia cầm chiếm 17,5% trong tổng sản lượng thịt tiêu thụ của các loại vào năm 2014, trong khi đó, con số này ở các nước Đông Nam Á là 43%, châu Á là 29%. Do đó, với những con giống tốt và chất lượng cao, nếu biết tập trung vào thị trường trong nước và các thị trường khu vực có xu hướng tiêu dùng tương đối giống Việt Nam thì ngành chăn nuôi sẽ phát huy được lợi thế của hội nhập.

Như tại Hà Nội, năm 2015, toàn thành phố có tổng đàn gia cầm khoảng 25,4 triệu con các loại; tổng sản lượng trứng gia cầm 1.349 triệu quả. Năm 2016, dự tính nhu cầu tiêu dùng thịt hơi gia súc, gia cầm của nhân dân Hà Nội khoảng 678.000 tấn. Dự báo nhu cầu thịt gia súc, gia cầm của người dân Thủ đô đến năm 2020 khoảng 753.500 tấn.

Vẫn có triển vọng

Theo nhận định của đại diện Cục Chăn nuôi, TPP là cơ hội để ngành chăn nuôi Việt Nam có thể tiếp cận với khoa học công nghệ, giống, sản phẩm mới và làn sóng đầu tư của các nước vào ngành chăn nuôi. Nếu tận dụng được cơ hội này, chăn nuôi Việt Nam sẽ hội nhập và cạnh tranh sòng phẳng với các sản phẩm chăn nuôi từ các thị trường khác.

Cùng đó, chăn nuôi là một ngành vẫn có nhiều triển vọng, nên từ năm 2014, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Qua gần 2 năm triển khai, chăn nuôi đã có những bước phát triển tích cực trên số lượng, sản lượng vật nuôi cũng như việc áp dụng khoa học công nghệ ngày một hiệu quả.

Theo các chuyên gia, để hội nhập thành công, ngành chăn nuôi cần khắc phục 3 hạn chế: sự phát triển thiếu bền vững về năng suất; chất lượng giống vật nuôi; hình thức tổ chức chăn nuôi. Với gia cầm, gà lông trắng là lợi thế của Việt Nam; nhưng gà lông màu, gà bản địa đang phát triển với giá trị cao. Thời gian tới, cần tập trung chế biến các sản phẩm gia cầm ở quy  mô công nghiệp; cùng đó, tiến hành bình ổn giá thức ăn chăn nuôi, đầu tư con giống, áp dụng công nghệ; giảm thuế nhập khẩu một số mặt hàng nguyên liệu thức ăn.

 

>> Các chuyên gia đánh giá sự hồi phục của thương mại thịt 2016 có thể làm tăng lượng nhập khẩu của Việt Nam nhưng không lớn. Các sân chơi FTAs và TPP chưa tác động mạnh, ngành chăn nuôi Việt Nam có hơn 10 năm chuẩn bị trước khi cam kết cắt giảm thuế quan về 0% trong khuôn khổ TPP.

                                                                                                                                              Linh Chi

 

hoichannuoi.vn

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 11514
Tổng lượng truy cập: 25435431