Nâng dần thị phần tiêu thụ sản phẩm hàng hóa (trọng tâm là sản phẩm nông sản hàng hóa an toàn) của Bắc Giang tại thị trường Hà Nội và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của Hà Nội tại Bắc Giang; Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động \"Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam\". Ngày 26/4/2016, UBND Thành phố Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về hợp tác tạo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.
Theo đó, nội dung Kế hoạch phối hợp giữa hai tỉnh gồm: Xây dựng liên kết chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ; lựa chọn một số sản phẩm nông sản hàng hóa chủ lực của tỉnh Bắc Giang, được sản xuất theo quy trình an toàn sinh học, VietGAP, GlobalGAP, có nguồn cung ổn định để cung ứng cho thị trường Hà Nội; Tổ chức các chương trình đưa sản phẩm hàng hóa của Hà Nội tiêu thụ tại thị trường Bắc Giang; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về các sản phẩm hàng hóa chủ lực của hai địa phương; Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu. Trước mắt năm 2016, triển khai thực hiện Chương trình \"Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại Hà Nội\". Thời gian dự kiến vào trung tuần tháng 6/2016; Chương trình “Ngày hội trái cây Lục Ngạn – Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tại Bắc Giang. Thời gian tổ chức vào tháng 11/2016.
Để thực hiện các nội dung nêu trên, UBND thành phố Hà Nội cần hỗ trợ tỉnh Bắc Giang trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm của Bắc Giang tiêu thụ tại thị trường Hà Nội, đặc biệt là trong chuỗi siêu thị, chợ đầu mối, chợ truyền thống; Tạo điều kiện choác một số xe dưới 5 tấn chở hàng nông sản của tỉnh Bắc Giang được lưu thông trên địa bàn thành phố Hà Nội vào những khung giờ thích hợp để kịp thời cung ứng hàng hóa tới các điểm bán hàng phục vụ người tiêu dùng Hà Nội; Giới thiệu cho Bắc Giang các doanh nghiệp chế biên có uy tín, các nhà phân phối, bán lẻ, các trung tâm thương mại, siêu thị, ban quản lý các chợ để kết nối tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, ký kết hợp đồng tiêu thụ dài hạn để ổn định sản xuất và thị trường tiêu thụ; Hỗ trợ thông tin, truyền thông về sản phẩm nông sản hàng hóa của Bắc Giang trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh các quận, huyện, thị xã và các cơ quan thông tấn báo chí; Phối hợp và tạo điều kiện để Bắc Giang tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối cung cầu. Giới thiệu và tổ chức các đoàn doanh nghiệp thành phố Hà Nội đưa sản phẩm tham gia các chương trình do Bắc Giang tổ chức; Tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm tra, kiểm dịch hàng nông sản từ Bắc Giang vào thị trường Hà Nội; đồng thời phối hợp kiểm tra, ngăn chặn có hiểu quả việc mua bán, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm gia súc, gia cẩm, rau quả nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tổ chức một số địa điểm bán hàng với không gian diện dích phù hợp để chuyên trưng bày giới thiệu và thương xuyên bán các sản phẩm nông sản hàng hóa an toàn, sách của Bắc Giang phục vụ người dân thành phố Hà Nội; Bố trí kinh phí hỗ trợ tổ chức các chương trình, hoạt động do UBND thành phố và và các cơ quan thuộc UBND thành phố Hà Nội chủ trì thực hiện; hỗ trợ tỉnh Bắc Giang tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại tại thành phố Hà Nội theo sự thống nhất của 2 tỉnh, thành phố; Chỉ đạo các sở, Ngành, đơn vị liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện các nội dung tại kế hoạch này.
Đối với UBND tỉnh Bắc Giang: Cung cấp đầy đủ các thông tin, hình ảnh cụ thể về các sản phẩm nông sản hàng hóa an toàn của Bắc Giang đến cơ quan, đơn vị và các doanh nghiệp của thành phố Hà Nội như: chủng loại sản phẩm hàng hóa (vải thiều, gà đồi yên thế, lợn sạch Tân Yên, gạo thơm Yên Dũng, nấm Lạng Giang, na dai Lục Nam, các loại hoa quả múi, rau cần Hiệp Hòa, mỳ Chũ, các loại rau củ quả sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn,...) địa điểm sản xuất, mẫu mã bao bì, thời gian thu hoạch, tiêu chuẩn sản phẩm, sản lượng, dự kiến giá bán, phương thức vẩn chuyển, giao hàng...; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và UBND cấp huyện hướng dẫn doanh nghiệp, hộ nông dân tổ chức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học, quy trình VietGAP, GlobalGAP; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sản xuất từ khâu chọn giống đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản. Đảm bảo các sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường Hà Nội được an toàn, truy xuất được nguồn gốc; Xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa, triển khai việc gắn tem nhãn cho sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, nhãn hiệu, đảm bảo hàng hóa tiêu thụ tại Hà Nội có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Hỗ trợ các doanh nghiệp thành phố Hà Nội trong thời gian bán hàng tại các chương trình do tỉnh Bắc Giang tổ chức; Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh lớn của Bắc Giang liên kết chặt chẽ với các thương nhân tiêu thụ taị Hà Nội, thực hiện việc sản xuất và thu mua sản phẩm nông nghiệp thông qua hợp đồng để đảm bảo ổn định nguồn cung, đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường; Chỉ đạo các ngành, các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp thực hiện công tác kiểm tra ngăn chặn các sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Chủ trì tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ các sản phẩm nông sản hàng hóa Bắc Giang tại thị trường Hà Nội; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về sản phẩm chủ lực của Hà Nội tại thị trường Bắc Giang; Bố trí kinh phí để hỗ trợ cho các chương trình hoạt động trên các tổ chức các hoạt động do UBND tỉnh chủ trì.
Đây sẽ là cơ sở bền vững cho việc triển khai các hoạt động hợp tác, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa chủ lực của hai địa phương trong thời gian tới./.