Hà Nội hợp tác Lạng Sơn – Bắc Giang đưa sản phẩm an toàn về Thủ đô
Vừa qua, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã có chuyến công tác làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT Lạng Sơn và Bắc Giang nhằm tăng cường mối liên kết, hợp tác trao đổi thông tin, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gắn kết các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản của Hà Nội với Lạng Sơn và Bắc Giang, đưa các sản phẩm an toàn về tiêu thụ tại Thủ đô.

Vừa qua, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã có chuyến công tác làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT Lạng Sơn và Bắc Giang nhằm tăng cường mối liên kết, hợp tác trao đổi thông tin, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, gắn kết các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản của Hà Nội với Lạng Sơn và Bắc Giang, đưa các sản phẩm an toàn về tiêu thụ tại Thủ đô. Tham gia đoàn công tác có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, sản xuất và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Là hai tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, Lạng Sơn và Bắc Giang đều có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp. Đối với tỉnh Lạng Sơn, các tiềm năng thế mạnh của tỉnh bước đầu được phát huy, trên địa bàn tỉnh đã phát triển và hình thành một số vùng sản xuất tập trung, cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: Na Chi Lăng, hồng không hạt Bảo Lâm, hồng Vành khuyên, quýt Bắc Sơn, hoa hồi, các loại rau rừng đặc sản… Trong khi đó, Bắc Giang lại có nhiều lợi thế phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như: lợn hướng thịt, bò lai Zebu, gia cầm, vải, na, gạo nếp cái hoa vàng, mỳ gạo Chũ, rượu làng vân … Tuy nhiên, các sản phẩm của 2 tỉnh mới chủ yếu được tiêu thụ trên địa bàn tỉnh, hiệu quả kinh tế chưa cao.

            Qua thảo luận, các đại biểu, doanh nghiệp của Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Giang đã chỉ ra một số hạn chế của các cơ sở sản xuất của 2 tỉnh, qua đó đưa ra các giải pháp như: cần đẩy nhanh việc hỗ trợ chứng nhận an toàn cho các loại nông sản đặc sản để có đáp ứng được yêu cầu của các nhà phân phối, từng bước xây dựng nhãn hiệu và tạo dựng thương hiệu sản phẩm; sản lượng cung cấp phải thường xuyên, liên tục và chủ động trong khâu vận chuyển; nhà sản xuất thường xuyên trao đổi với nhà phân phối để sản xuất theo nhu cầu khách hàng... Đoàn công tác đã tham quan, tìm hiểu mô hình sản xuất na theo hướng VietGap trên địa bàn thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn; mô hình trồng hồng Bảo Lâm trên địa bàn xã Lộc Yên, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn; mô hình trồng rau cần theo hướng VietGap trên địa bàn xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang; mô hình trồng lúa nếp cái hoa vàng trên địa bàn xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang.

Thông qua khảo sát thực tế các mô hình và trao đổi trực tiếp với các nhà sản xuất trên địa bàn hai tỉnh, các doanh nghiệp phân phối lớn của Hà Nội nhận định nông sản, đặc sản của Lạng Sơn và Bắc Giang rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Thủ đô. Hiện tại, hệ thống siêu thị Fivimart của công ty cổ phần Nhất Nam, công ty TNHH thực phẩm sạch BigGreen của Hà Nội đang kết nối, tiêu thụ na Chi Lăng, hạt dẻ, khoai môn, lợn quay của Lạng Sơn và các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang. Hy vọng trong thời gian tới, người dân Hà Nội sẽ được thưởng thức nhiều hơn nữa nông, đặc sản của hai tỉnh./.

Trần Mạnh Dũng – Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội

BÀI VIẾT KHÁC

Bản đồ hành chính

Bản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chínhBản đồ hành chính

Liên kết website

Thời tiết

Tổng lượt truy cập

Đang truy cập: 8401
Tổng lượng truy cập: 22122104